Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bổ sung hay bổ xung? Sơ xuất hay sơ suất?

Bổ sung hay bổ xung? Sơ xuất hay sơ suất? là những cặp từ dễ gây nhầm lẫn. Trên thực tế không ít học sinh, giáo viên thi thoảng vẫn viết sai chính tả. Chính vì vậy, VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết bổ sung hay bổ xung? Sơ xuất hay sơ suất? là cách viết đúng chính tả để bạn đọc cùng tham khảo và có thể phân biệt rõ nhé.

Các âm tiết “s” và “x” khiến chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa từ đúng và từ được phát âm giống. Thực tế học sinh và cả số ít giáo viên thi thoảng vẫn viết sai chính tả. Trong số đó có các từ như "bổ xung/bổ sung" hay "sơ xuất/sơ suất"… Dưới đây là các cách phân biệt cho các bạn cùng theo dõi

Bổ sung hay bổ xung? Sơ xuất hay sơ suất?

I. Bổ sung hay bổ xung

1. Bổ sung là gì?

Đầu tiên, chúng ta nên xem qua từ bổ sung dùng khi nào qua những ví dụ sau: Bổ sung nhân sự, bổ sung công quỹ, bổ sung dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất,….

Bổ sung là một từ được dùng đúng theo chuẩn Tiếng Việt. Bổ sung có nghĩa là thêm vào cho đầy đủ. Riêng từ “sung” đã mang ý nghĩa là thêm vào, giống như “sung vào công quỹ”.

Chúng ta có thể xem một số ví dụ dưới đây:

  • Nhà nước bổ sung một số điều luật trong kỳ họp Quốc hội trong năm nay.
  • Nhà đầu tư bổ sung nguồn vốn vào công ty đang có tiềm năng phát triển cao.
  • Các bạn sinh viên rất năng nổ, bổ sung ý kiến của mình cho ý tưởng chung của dự án cuối kỳ.

2. Bổ xung là gì?

Vậy đối với từ bổ xung dùng khi nào? Từ xung được dùng trong những trường hợp lan tỏa, tỏa ra. Ví dụ: xung phong hay xung đột, xung quanh,… Nhưng khi kèm từ bổ đứng trước xung thì “bổ xung” hoàn toàn không có nghĩa, và trong từ điển tiếng việt cũng không có từ này.

"Bổ xung” là một từ không có nghĩa. Từ “xung” thường được kết hợp với các từ khác như xung phong, xung đột, xung khắc… để diễn đạt ý tự giác, tự thực hiện một việc trước người khác hoặc mang ý có những bất hòa, ý tưởng, ý kiến ngược nhau… Những từ này mới có ý nghĩa và đúng trong Tiếng Việt.

3. Bổ sung hay bổ xung là đúng?

Dựa trên các phân tích trên và sự phân biệt nét nghĩa đó thì bổ sung mới là cách viết đúng, nó mang nghĩa thêm vào. Còn "bổ xung" không mang nghĩa đó nên đây là cách viết sai.

Đáp án chính xác là từ “bổ sung” là từ đúng chính tả!

II. Sơ suất hay sơ xuất

"Xuất" và "suất" là hai từ Hán - Việt có nghĩa khác hẳn nhau.

"Xuất" có nghĩa là "đưa ra", "cho ra" (động từ). Chẳng hạn: Xuất quân (ra quân); xuất hiện (hiện ra) ; sản xuất (làm ra); xuất kho (đưa ra khỏi kho); xuất hành (ra đi); xuất trình (trình ra); nội bất xuất, ngoại bất nhập (trong không được ra, ngoài không được vào); xuất khẩu thành thơ (nói ra đã thành thơ; xuất ngoại (đi ra ngoài, ra nước ngoài); xuất giá (ra đi lấy chồng), v.v...

Còn "suất" có nghĩa là một phần của tổng thể nào đó (danh từ). Chẳng hạn: Suất cơm (một phần cơm); suất sưu (phần thuế thân được bổ cho một người nam giới từ tuổi trưởng thành dưới chế độ cũ), suất ruộng khoán (phần ruộng khoán chia cho một nhân khẩu hoặc một lao động).

Với cách hiểu như vậy "sơ suất" là phần thiếu sót nhỏ nên phải được viết với nghĩa của từ suất nghĩa là sơ suất là cách viết đúng. Sơ suất là từ đúng chính tả.

Tóm lại, để tránh viết nhầm "xuất" với "suất", ta chỉ cần nhớ: Khi dùng với nghĩa "ra" (hoặc "đưa ra", "cho ra") thì dùng từ "xuất"; còn khi dùng với nghĩa "một phần của tổng thể" (hoặc được hình thành sau một phép chia) thì dùng từ "suất".

Một số ví dụ về sơ xuất hay sơ suất

Để phân biệt rõ hơn về sơ xuất hay sơ suất, sơ suất viết như thế nào là đúng, chúng ta hãy cùng tham khảo thêm một số ví dụ sau đây:

  • Sơ xuất trong chấm bài thi => Sai (Đáp án đúng: Sơ suất trong chấm bài thi)
  • Sơ suất đáp án bài thi => Đúng
  • Sơ xuất trong thi cử => Sai (Đáp án đúng: Sơ suất trong thi cử)
  • Sơ xuất bất cẩn => Sai (Đáp án đúng: sơ suất bất cẩn)
  • Có điều gì sơ suất trong quá trình kiểm tra nhân sự =>Đúng
  • Sơ suất khi phê duyệt quy hoạch => Đúng
  • Xơ xuất trong tiếng anh => Sai (Đáp án đúng: Sơ suất trong tiếng anh)
  • Bác sĩ sơ suất đối với người nhà bệnh nhân => Đúng

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục dành cho giáo viên trong mục học tập nhé.

Mong rằng, qua bạn viết này VnDoc đã giúp bạn một phần nào đó trong việc phân biệt và nhận định lỗi sai chính tả trong Tiếng Việt hướng dẫn các Quy tắc chính tả đúng chuẩn, để có cách sửa chữa kịp thời sử dụng phù hợp trong văn nói và văn viết hàng ngày.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm