Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 7 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Toán giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn Toán tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢOĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: TOÁN 7
Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian giao đề)

Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Cho ΔABC có AB = 7 cm, AC = 5 cm, BC = 9 cm. So sánh nào sao đây là đúng?

A. ∠A> ∠B> ∠C
B. ∠B> ∠A> ∠C
C. ∠A> ∠C> ∠B
D. ∠C> ∠B> ∠A

Câu 2. Đa thức 5x2y2 – 10y2 có bậc là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3. ΔABC cân tại A có B = 50o. Số đo của là:

A. 80o B. 50o C. 70o D. 60o

Câu 4. Đa thức 3x + 15 có nghiệm là:

A. - 3 B. - 5 C. 3 D. 5

Câu 5. Biểu thức nào sau đây là đơn thức?

Đề thi học kì 2 môn toán lớp 7

Câu 6. Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây không phải là ba cạnh của một tam giác?

A. 2 cm; 3 cm; 4 cm B. 12 cm; 14 cm; 16 cm
C. 9 cm; 12 cm; 22 cm D. 7 cm; 8 cm; 9 cm

Phần II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Cho đơn thức Đề thi học kì 2 môn toán lớp 7

a) Thu gọn đơn thức A.

b) Xác định phần hệ số, phần biến, bậc của đơn thức.

c) Tính giá trị của A tại x = 1 và y = - 1.

Câu 8 (2,0 điểm). Cho hai đa thức sau:

P(x) = - 3x2 + 5 – 4x4 + 2x – 5x3

và Q(x) = 2x4 + 6x – 7x2 + 7x3 – 9

a) Hãy sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức trên theo luỹ thừa giảm dần của biến.

b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x).

Câu 9 (3,0 điểm). Cho tam giác ABC cân tại A, H là trung điểm của BC.

a) Chứng minh: ΔAHB = ΔAHC.

b) Vẽ HE⊥ AB; HF ⊥AC (E ∈ AB; F ∈ AC). Chứng minh HE = HF.

c) Biết số đo ∠BAH = 40o. Tính số đo ∠AHE.

d) Giả sử AB = 5 cm, BC = 6 cm. Tính AH.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016

PHẦN I. Trắc nghiệm khánh quan (3,0 điểm).

Học sinh chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu123456
Đáp ánCDABBC

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 7:

Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7

b) Xác định phần hệ số, phần biến, bậc của đơn thức.

Phần hệ số: - 1

Phần biến: x3y4

Bậc của đơn thức: 7

c) Tính giá trị của A tại x = 1 và y = - 1

A = - (1)3(-1)4 = -1.1 = -1

Câu 8:

a) P(x) = – 4x4 – 5x3 - 3x2 + 2x + 5

Q(x) = 2x4 + 7x3 – 7x2 + 6x – 9

b)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7

Câu 9:

Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7

a) Chứng minh ΔAHB = ΔAHC

Xét ΔHAB và ΔHAC có

AB = AC (Vì ABC cân tại A)

∠B = ∠C (Vì ABC cân tại A)

HB = HC (Vì H là trung điểm của BC)

Vậy ΔHAB = ΔHAC (c – g – c)

b) Xét ΔBEH và ΔCFH có:

HB = HC (Vì H là trung điểm của BC)

∠B = ∠C (Vì ΔABC cân tại A)

∠BEH = ∠CFH = 90o (gt)

Vậy ΔBEH = ΔCFH (cạnh huyền – góc nhọn)

=> HE = HF

c) Biết số đo ∠BAH= 40o. Tính số đo ∠AHE = ?

Xét ΔAHE vuông tại E có: ∠BAH + ∠AHE = 90o.

40o + ∠AHE = 90o => ∠AHE = 90o – 40o = 50o

d)

Ta có ABC cân tại A có AH là đường trung tuyến nên AH cũng là đường cao. Vậy AHB vuông tại H.

Có: BH = HC = BC/2 = 6/2 = 3 cm

Áp dụng Pytago vào ΔAHB ta có:

AH2 + BH2 = AB2 => AH2 + 32 = 52

=> AH2 = 25 - 9 = 16 => AH = 4cm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm