Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 2

Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Lịch sử 12 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 13 Lịch Sử 12: Hình trên là lâu đài Li-va-đi-a, nơi diễn ra Hội nghị I-an-ta vào năm 1945. Những quyết định của hội nghị này đã tạo cơ sở cho việc thiết lập Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. Trật tự này đã trải qua quá trình hình thành và tồn tại như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? Tác động của sự kiện đó đối với tình hình thế giới là gì?

Lời giải:

- Sự hình thành:

+ Đầu năm 1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh.

+ Hội nghị Ianta đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, như: thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh.

+ Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa các cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới - “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”.

- Sự tồn tại: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX, trải qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,... giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.

+ Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ.

- Tác động từ sự sụp đổ: trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phát triển mới.

1. Quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta

Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 12: Trình bày sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Lời giải:

Bối cảnh triệu tập Hội nghị Ianta: Hội nghị I-an-ta diễn ra vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, khi phe Đồng minh giành được những thắng lợi quan trọng trên các mặt trận.

Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta:

Hội nghị đưa ra những quyết định về việc kết thúc chiến tranh, tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, quân phiệt Nhật Bản và thoả thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh.

- Ở châu Âu:

+ Quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu;

+ Quân đội Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.

+ Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô;

+ Vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.

+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

- Ở châu Á, hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản, bao gồm việc:

+ Duy trì nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ;

+ Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi bị mất sau chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).

+ Sau khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; Mỹ và Liên Xô có quyền lợi ở Trung Quốc.

+ Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Tác động: Những quyết định của Hội nghị I-an-ta và thoả thuận sau đó của các cường quốc đã trở thành khuôn khổ cho sự thiết lập trật tự thế giới mới, được gọi là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Câu hỏi trang 16 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy trình bày những nét chính về quá trình tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Lời giải:

Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta với sự đối đầu giữa một bên là Mỹ (đứng đầu hệ thống TBCN) và một bên là Liên Xô (đứng đầu hệ thống XHCN).

- Trong giai đoạn này, Trật tự hai cực I-an-ta được định hình với sự thiết lập các khối quân sự đối đầu nhau; đồng thời hai cực Xô - Mĩ chi phối hầu hết các lĩnh vực phát triển của thế giới.

- Quan hệ quốc tế giữa hai cực trở nên căng thẳng, đặc biệt từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh. Đồng thời, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột quân sự đã xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau đều có sự hỗ trợ của hai nước đứng đầu hai cực.

- Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn này, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bắt đầu bị rạn nứt trước tác động của tình hình thế giới.

Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta suy yếu và đi đến sụp đổ.

- Trật tự hai cực I-an-ta có biểu hiện suy yếu khi xu hướng hòa hoãn bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, hợp tác với các cuộc gặp gỡ cấp cao. Đến năm 1989, Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

- Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX), sự tan rã của Liên Xô (12-1991) đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

2. Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta

Câu hỏi trang 17 Lịch Sử 12: Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Lời giải:

- Sự đối đầu căng thẳng đã khiến cho cả hai cực Xô-Mỹ đều bị tốn kém về tài chính, suy giảm thế mạnh kinh tế, phải hạn chế cuộc chạy đua vũ trang để ổn định và củng cố vị thế của mình.

- Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện

- Sự vươn lên nhanh chóng của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực, đặc biệt, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập đã làm thay đổi khuôn khổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

- Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới là một yếu tố góp phần làm suy yếu Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và những sai lầm trong công cuộc cải tổ đã làm suy giảm sức mạnh, dẫn tới sự tan rã của Liên Xô-quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Câu hỏi trang 17 Lịch Sử 12: Phân tích tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đối với tình ng của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực hình thế giới.

Lời giải:

- Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã mở ra một thời kì phát triển mới trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy những xu hướng phát triển mới, đảm bảo lợi ích của các quốc gia, các dân tộc trong quan hệ quốc tế.

- Sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi so sánh lực lượng với ưu thế tạm thời thuộc về Mỹ. Tuy nhiên, vai trò của các cường quốc khác, các trung tâm kinh tế, các tổ chức quốc tế, khu vực,... ngày càng gia tăng, trong khi sức mạnh của Mỹ cũng suy giảm tương đối.

- Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới.

Luyện tập và Vận dụng (trang 17)

Luyện tập 1 trang 17 Lịch Sử 12: Hãy tóm tắt những nét chính về quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Lời giải:

♦ Quá trình hình thành:

- Đầu năm 1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh. Hội nghị đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, như:

+ Thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật;

+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;

+ Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh.

- Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa các cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới - “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”.

♦ Quá trình tồn tại: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX, trải qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,... giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.

- Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ.

Luyện tập 2 trang 17 Lịch Sử 12: Lập sơ đồ tư duy (theo ý tưởng của em) về nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đối với tình hình thế giới.

Lời giải:

Vận dụng 1 trang 17 Lịch Sử 12: Dựa vào tư liệu sưu tầm từ sách, báo, internet và vận dụng những kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Lời giải:

Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, vì:

- Trật tự hai cực Ianta đã xác lập vai trò và vị thế rất lớn của hai siêu cường Liên Xô – Mỹ; hai cực này đã khống chế, kiểm soát và chi phối hầu hết các lĩnh vực phát triển của thế giới.

- Trong thời gian tồn tại của trật tự hai cực Ianta, đặt biệt là giai đoạn từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, khi:

+ Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra với việc Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự ở nhiều nơi trên thế giới…

+ Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột quân sự đã xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau đều có sự hỗ trợ của 2 nước đứng đầu 2 cực. Ví dụ như: Ở châu Á, chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953); chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1945 - 1954) và chiến tranh xâm lược Việt Nam của để quốc Mỹ (1954 - 1975), ... là những cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu. Ở khu vực Trung Đông, chiến tranh Trung Đông giữa I-xra-en và các nước A-rập bắt đầu từ năm 1948 và kéo dài trong nhiều năm.

>>> Bài tiếp theo: Lịch sử 12 Kết nối tri thức bài 3

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 09:02 28/06
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 09:02 28/06
      • Bọ Cạp
        Bọ Cạp

        😃😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 09:02 28/06
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử 12 Kết nối tri thức

        Xem thêm