Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 18: Nhớ rừng

Giải bài tập Ngữ văn bài 18: Nhớ rừng

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 18: Nhớ rừng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Nhớ rừng

I. Kiến thức cơ bản

• Về tác giả: Thế Lữ (1907 - 1989) quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới (1930 – 1945) buổi đầu. Với một hồn thơ dồi dào, lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ Mới. Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn sáng tác truyện sau đó ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói của nước ta. Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: “Mấy cần thơ”, “Vàng và máu”, “Bên đường Thiên Lôi”.

• Về tác phẩm: Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ Mới.

Bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn, Thế Lữ đã mượn lời của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nổi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Câu 1. Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, em hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn?

Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, nội dung của mỗi đoạn là:

+ Đoạn 1: Nỗi căm giận, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt.

+ Đoạn 2: Nỗi nhớ về những ngày tháng tự do đầy quyền uy khi còn chốn rừng xanh.

+ Đoạn 3: Niềm tiếc nhớ khôn nguôi về những tháng ngày oanh liệt.

+ Đoạn 4: Nỗi căm ghét đối với những cảnh tầm thường giả dối ở vườn bách thú.

+ Đoạn 5: Lời nhắn gửi và niềm khát khao về chốn rừng xanh hùng vĩ.

Câu 2. Bài thơ có 2 cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và 4), cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị "ngày xưa” (đoạn 2 và 3).

a) Phân tích từng cảnh tượng

* Con hổ ở vườn bách thú (đoạn 1, 4)

+ Không gian:

- Cũi sắt chật hẹp tù túng.

- Cảnh sắc: Xấu xí, Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng, lại vừa nhàm chán, buồn tẻ cảnh sửa sang, cỏ xén, cây trồng, lại vừa rất nhỏ bé tầm thường những mô gò thấp nhỏ, vừng lá, không bí hiểm và không hề có một âm thanh nào cả => dấu hiệu của sự buồn chán.

+ Vị thế: Bị hạ thấp từ chúa tể của muôn loài xuống ngang hàng với bọn gấu dở hơi. Bị biến thành thứ đồ chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, nỗi đau đớn nhục nhằn của thân phận bị tù hãm của vị chúa cai trị khi bị sa cơ lỡ vận rơi vào cảnh ngộ trớ trêu.

+ Tâm trạng: Đau đớn, buồn bã chất chứa niềm phẫn uất khôn nguôi, ta ôm niềm uất hận ngàn thâu, căm ghét những cảnh giả dối tầm thường, buồn đau, thất vọng, bế tắc.

+ Hành động: Thể hiện nỗi buồn chán, bất lực “nằm dài trông ngày tháng đi qua”, để nhớ tiếc về một thời oanh liệt đã qua “con hổ đã bị tước mất sự uy nghi của nó”.

* Con hổ ở chốn rừng xanh (đoạn 2, 3)

+ Không gian:

- Cảnh núi rừng mênh mông, âm u, bạt ngàn bí hiểm sơn lâm, bóng cả cây già, mua chuyển bốn phương ngàn.

- Âm thanh dữ dội, mạnh mẽ, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi và còn rất nhiều âm thanh khác.

– Cảnh sắc vừa rất hùng vĩ lại vừa rất diễm lệ thơ mộng, đêm càng bên bờ suối, bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca giấc ngủ.

+ Vị thế:

- Là chúa tể muôn loài ở chốn rừng xanh đầy quyền lực, khi giương mắt mọi vật đều im hơi, khi ngủ có tiếng chim ca, khi say mồi đứng uống ánh trăng tan, ngay cả khi đợi chết cũng hết sức phi thường “ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” => Một bậc đế vương cao cả, uy nghi, dũng mãnh, mọi vật đều phải tôn thờ.

+ Tâm trạng: Vừa thể hiện sự hả hê, sảng khoái của vị chúa tể thét ra lửa: Giọng nguồn hét núi, thét khác trường ca vừa thể hiện sự say đắm mơ mộng ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới.

+ Hành động:

- Đúng là hành động của một vị chúa tể dũng mãnh đầy quyền uy, tung hoành hống hách, bước đi dõng dạc đường hoàng, thân hình như sóng cuộn, đôi mắt thần sáng quắc.

- Bước đi đến đâu tất cả các loài vật nín thở đến đấy.

- Muốn chiếm lấy cả vũ trụ bí mật.

b) Tâm sự của con hổ được biểu hiện như thế nào? Tâm sự ấy có gần gũi với tâm sự của người dân Việt Nam đương thời không?

+ Tâm sự của con hổ được biểu hiện rất sinh động, giàu tính biểu cảm, đó là niềm u uất về cảnh bị tù đày giam hãm, và niềm nhớ tiếc khôn nguôi về thời oanh liệt ở chốn rừng xanh oai nghiêm của nước non hùng vĩ. Hai tâm trạng đó đan cài xen kẽ vào nhau hiện tại - quá khứ, oai hùng - tủi nhục, chúa tể – tù đày song hành xuyên suốt bài thơ.

+ Tâm trạng ấy của con hổ rất gần với tâm trạng của những người dân Việt Nam đương thời bị giam hãm trong vòng tù đày nô lệ, thân phận của những người dân mất nước tủi nhục đắng cay, nhớ về quá khứ tự do hào hùng của dân tộc. Cũng giống như con hổ, con người Việt Nam dù có “nhốt trong lồng sắt chật hẹp nhưng không chịu làm tôi tớ cho sự tầm thường giả dối vẫn theo những giấc mộng ngàn to lớn. Qua đó thể hiện tâm sự yêu nước thầm kín của tác giả.

c) Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu

+ Đoạn thơ sử dụng rất nhiều từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng, đường bộ, uy nghi của vị chúa tể muôn loài: Sinh (sống), sơn lâm (núi rừng), bách (trăm), thảo (cỏ), vĩ (to lớn), sa cơ (cảnh không may mắn phải thất bại), giang sơn (núi sông).

+ Ngắt nhịp đa dạng phong phú:

- 5/3: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.

- 3/5: Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua.

- 6/2: Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ.

- 4/2/2: Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già.

- 2/2/2/2: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.

Tác dụng: Thể hiện sự thay đổi liên tục của cảnh sắc, của mạch tâm trạng những chữ như bị xô đẩy bởi mạch cảm xúc xót xa dằn vặt từ đó toát lên một sức mạnh phi thường của “cái khát khao được tháo cũi, sổ lồng”.

+ Sử dụng nhiều điệp từ, câu hỏi tu từ có ý nghĩa phủ định: Nào đâu những đêm dàng, đâu những ngày, đâu những bình minh, đâu những chiều, nay còn đâu. Thể hiện tâm trạng nhớ tiếc, đau đớn day dứt khôn nguôi của con hổ về thời oanh liệt. Đó còn là những cơn sóng cảm xúc cuồn cuộn dâng lên hết đợt này đến đợt khác để cuối cùng đọng lại trong tiếng gào thảm thiết tuyệt vọng đau thương: Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!

+ Hình ảnh mãnh liệt, phi thường, kì vĩ: tung hoành, hống hách, sơn lâm, bóng cả cây già, gió gào, hét núi, thét khác trường ca, lượn tấm thân như sóng, mắt thần, bốn phương ngàn, giang sơn, nước non hùng vĩ => thể hiện sự oai hùng lẫm liệt, đầy quyền uy của chúa sơn lâm.

+ Giọng điệu: Vừa đau thương, uất hận vừa thể hiện sự kiêu hùng lẫm liệt. Xưng ta thể hiện sự kiêu hãnh về giá trị của mình.

Câu 3. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?

+ Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ một cách kín đáo, sâu sắc nỗi chán ghét thực tại và khao khát tự do mãnh liệt.

+ Tạo cho bài thơ có nhiều lớp nghĩa, tạo tính khách quan của cảm xúc.

+ Giai đoạn 1930 - 1945 nước ta đang ở trong vòng nô lệ của thực dân Pháp, đây là bài thơ được đăng lên báo chắc chắn bị bọn thực dân kiểm duyệt vì vậy tác giả phải mượn hình tượng con hổ để nói tâm sự yêu nước thầm kín của mình để không bị bọn chúng bắt bẻ.

Ngoài Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 18: Nhớ rừng. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8, Soạn văn 8 VNEN hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm