Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 33: Mặt trăng và các vì sao
Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 33: Mặt trăng và các vì sao bao gồm các bài tập ngắn gọn và chi tiết trong SGK môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 trang 66, 67 giúp quý thầy cô và các em luyện tập các kiến thức đã được học, vận dụng vào thực tế. Mời các em học sinh cùng các thầy cô tham khảo chi tiết.
Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 33
1. Hoạt động 1 Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 33
Bạn biết gì về Mặt Trăng?
Trả lời:
- Mặt Trăng tròn, giống như một "quả bóng lớn" ở xa Trái Đất.
- Ánh sáng dịu mát, không chói như Mặt Trời, vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng.
- Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
2. Hoạt động 2 Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 33
Vào đêm rằm Trung Thu, bạn nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?
Trả lời:
Vào đêm rằm Trung Thu, Mặt Trăng trông giống như một quả bóng tròn to.
3. Hoạt động 3 Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 33
Bạn biết gì về những ngôi sao trên bầu trời?
Trả lời:
- Các vì sao có hình dạng như đốm lửa.
- Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất.
- Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác.
4. Hoạt động 4 Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 33
Nhìn lên bầu trời vào những đêm quang mây, bạn có thể thấy những gì?
Trả lời:
Nhìn lên bầu trời vào những đêm quang mây, chúng ta có thể thấy mặt trăng sáng vằng vặc rất đẹp, và những vì sao lấp lánh.
5. Lí thuyết Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 33
- Mặt Trăng tròn, giống như một "quả bóng lớn" ở xa Trái Đất. Ánh sáng dịu mát, không chói như Mặt Trời, vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
- Quan sát trên bầu trời, ta thấy Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau: Lúc hình tròn, lúc khuyết hình lưỡi liềm,... Mặt Trăng tròn nhất vào ngày giữa tháng âm lịch, 1 tháng 1 lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng (những đêm cuối và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, Mặt trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần.
- Các vì sao có hình dạng như đốm lửa. Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất. Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác.
Ngoài các bài lý thuyết được sưu tầm và biên tập kỹ lưỡng để các em dễ hiểu, VnDoc.com còn có các bộ đề thi Tự nhiên xã hội lớp 2 được sắp xếp và trình bày khoa học, giúp các em ôn luyện và rèn luyện các kiến thức cơ bản trong SGK. Các em hãy cùng VnDoc tìm hiểu thật kĩ lưỡng nhé, tất cả đều được đăng tải trên trang chủ của chúng tôi.
Ngoài Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 33: Mặt trăng và các vì sao trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 1 lớp 2 môn Toán, thi hết học kì 2 môn Toán lớp 2,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội 2, đạo đức 2, Tiếng Anh 2 ngay từ khi bắt đầu.