Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 9: Đề phòng bệnh giun

Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 9: Đề phòng bệnh giun bao gồm các bài tập ngắn gọn và chi tiết trong SGK môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 trang 20, 21 giúp quý thầy cô và các em luyện tập các kiến thức đã được học, vận dụng vào thực tế. Mời các em học sinh cùng các thầy cô tham khảo chi tiết.

1. Hoạt động 1 Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 9

Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người?

Trả lời:

Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột.

2. Hoạt động 2 Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 9

Chỉ và nói trứng giun vào cơ thể người bằng cách nào?

Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 9

Trả lời:

Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu đi vệ sinh không đúng chỗ hoặc nhà vệ sinh không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu vào thức ăn, làm người bị nhiễm giun.

3. Hoạt động 3 Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 9

Bệnh giun gây ra những tác hại gì cho cơ thể?

Trả lời:

Người bị bệnh giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quá nhiều gây tắc ruột, tắc ống mật... dẫn đến chết người.

4. Hoạt động 4 Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 9

Làm thế nào để phòng bệnh giun?

Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 9

Trả lời:

Để đề phòng bệnh giun, cần:

- Giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, uống chín, không để ruồi đậu vào thức ăn.

- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, cắt ngắn móng tay.

- Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho hoa màu,... không đại tiện bừa bãi.

Lí thuyết:

Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột. Giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể con người để sống. Người bị nhiễm giun hay gầy, xanh xao, mệt mỏi và thiếu máu, có thể dẫn đến tử vong.

- Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu đi vệ sinh không đúng chỗ hoặc nhà vệ sinh không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu vào thức ăn, làm người bị nhiễm giun.

- Để đề phòng bệnh giun, cần:

+ Giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, uống chín, không để ruồi đậu vào thức ăn.

+ Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, cắt ngắn móng tay.

+ Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho hoa màu,... không đại tiện bừa bãi.

Để các em không bị căng thẳng hay áp lực trong việc học. Các thầy cô nên cho các em vừa chơi vừa học là cách học hiệu quả nên áp dụng giúp các em vừa học giỏi mà lại thích thú hơn. Phụ huynh cũng cần dành những khoảng thời gian bên con, trang bị những kỹ năng cho con ngay từ khi con còn nhỏ. Qua bài tập trên, các em nhỏ sẽ học được nhiều điều cần thiết như: giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, uống chín, không để ruồi đậu vào thức ăn, rửa tay trước khi ăn,... và rất nhiều điều quý giá khác.

Ngoài Giải bài tập SGK Tự nhiên và xã hội 2 bài 9: Đề phòng bệnh giun trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 1 lớp 2 môn Toán, thi hết học kì 2 môn Toán lớp 2,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội 2, đạo đức 2, Tiếng Anh 2 ngay từ khi bắt đầu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối

    Xem thêm