Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 20: Đề 2

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 20: Đề 2 hướng dẫn các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 20 lớp 4 phần Luyện từ và câu, Tập làm văn củng cố kỹ năng giải bài tập chuẩn bị cho các bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 10, 11 - Tuần 20 - Tiết 2

Câu 1. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai làm gì?

- Vào chủ nhật hằng tuần, gia đình tôi …….

- Người vẽ tranh trên phố …….

- Bác lao công …….

Câu 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước những từ ngữ:

a) Chỉ hoạt động làm cho con người khỏe mạnh:

A.tập thể dục

B. bơi

C. nhảy dây

D. khiêu vũ

E. chơi trò chơi điện tử

G. chơi bóng chuyền

H. nghỉ mát

I. xem bóng đá qua đêm

K. uống bia, rượu

b) Nói về bên ngoài của một người khỏe mạnh:

A.rắn rỏi

B. mảnh khảnh

C. lực lưỡng

D. lêu đêu

E. săn chắc

G. xương xương

H. vạm vỡ

I. cường tráng

Câu 3. Trong thời gian qua, ở địa phương em có điều gì đổi mới. Hãy viết đoạn văn về những đổi mới đó.

Gợi ý:

-Tên địa phương em ở là gì?

- Trước kia ở địa phương em, … như thế nào?

- Hiện nay, địa phương em có gì thay đổi?

Vui học

Trắc nghiệm

Trong giờ học, thầy giáo ra câu hỏi trắc nghiệm lên bảng và nói:

- Trong hai câu trả lời ở trên bảng, có một câu đúng. Các em hãy suy nghĩ và lựa chọn.

30 giây sau, một bạn nữ la lên thất thanh:

- Đồng xu xin âm dương của tớ đâu rồi? Bạn nào chơi ác thế, trả tớ đi. Nhỡ thầy gọi tớ thì sao?

(Sưu tầm)

* Câu chuyện trên có chi tiết nào gây cười?

* Chia sẻ với người thân xem bạn nữ đã suy nghĩ làm bài tập chưa? Chúng ta cần giúp bạn ấy như thế nào?

Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 20

Câu 1: Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai làm gì?

Gợi ý:

Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Lời giải:

- Vào chủ nhật hàng tuần, gia đình tôi ……

→ Vào chủ nhật hàng tuần, gia đình tôi thường đi chơi công viên.

- Người vẽ tranh trên phố …………

→ Người vẽ tranh trên phố nhanh chóng dọn đồ ra về.

- Bác lao công….

→ Bác lao công quét lá trong công viên.

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Gợi ý:

Con đọc kĩ các câu hỏi và các đáp án để có được lựa chọn chính xác nhất.

Lời giải:

a. Chỉ hoạt động làm cho con người khoẻ mạnh.

A. tập thể dục

B. bơi

C. nhảy dây

D. khiêu vũ

G. chơi bóng chuyền

H. nghỉ mát

b. Nói về bề ngoài của một người khoẻ mạnh.

A. rắn rỏi

C. lực lưỡng

E. săn chắc

H. vạm vỡ

I. cường tráng

Câu 3: Trong thời gian qua, ở địa phương em có điều gì đổi mới. Hãy viết đoạn văn về những đổi mới đó.

Gợi ý:

- Tên địa phương em là gì?

- Trước kia ở địa phương em như thế nào?

- Hiện nay ở địa phương em có gì thay đổi.

Lời giải:

Quê tôi thuộc một vùng đồng bằng chiêm trũng miền Trung nơi có nắng lắm mưa nhiều, lụt lội liên miên, quanh năm đói khổ, thiếu ăn, thiếu mặc. Vậy mà giờ đây cuộc sống đã khởi sắc thay da đổi thịt trên nhiều lĩnh vực. Tôi còn nhớ cách đây hai năm lúc tôi còn là một học sinh lớp một. Ngôi trường mà chúng tôi học là một dãy nhà tranh vách đất, bàn ghế cũ nát. Thế mà giờ đây, cũng tại địa điểm ngôi trường cũ, hai dãy nhà ba tầng được kiến trúc theo chữ L mọc lên, khang trang, hiện đại. Bàn ghế hai chỗ ngồi bóng láng còn thơm mùi véc ni thay thế cho kiểu bàn năm chỗ ngồi. Sân trường được tráng xi măng phẳng lì với những hàng cây xanh mát rượi. Đường làng được mở rộng, nâng cấp, trải nhựa đen bóng. Đặc biệt là điện đã về làng, hai phần ba số hộ đã có ti vi, cát sét và khoảng một phần hai số hộ có xe gắn máy. Nhà tôi cũng có một chiếc xe Dream bố vừa mới mua cách nay hai tháng. Tối thứ bảy nào bố cũng chở mẹ và tôi đi dạo một vòng quanh đường làng. Tôi rất yêu làng quê mình. Cuộc sống quê hương tôi giờ đây không thua kém gì thành thị mà tôi được thấy trên ti vi.

VUI HỌC:

Gợi ý:

Con đọc kĩ câu chuyện rồi trả lời các ý bên dưới.

Lời giải:

- Câu chuyện trên có chi tiết gì gây cười?

Chi tiết gây cười trong truyện là ở chỗ bạn nữ trong lớp thay vì suy nghĩ để trả lời câu hỏi của thầy giáo thì lại dùng đồng xu xin âm dương để quyết định kết quả.

“Đồng xu xin âm dương của tớ đâu rồi? Bạn nào chơi ác thế, trả tớ đi. Nhỡ thầy gọi tớ thì sao?”

- Chia sẻ với với người thân xem bạn nữ đã suy nghĩ làm bài tập chưa? Chúng ta cần giúp bạn ấy như thế nào?

Bạn nữ chưa suy nghĩ để làm bài tập. Bạn ấy chỉ định dùng đồng xu xin âm dương để quyết định kết quả, lựa chọn nghe theo vận may của mình. Chúng ta cần khuyên bạn ấy rằng đồng xu xin âm dương không thể biết được đúng sai trong một nội dung bài học, cần nỗ lực và chăm chỉ học tập mới có thể tiến bộ được.

Trên đây là Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 20: Đề 2 cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết đề thi các môn học kì 2 lớp 4 luyện tập các dạng bài tập SGK Toán 4 SGK Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, cập nhật đề thi, bài tập mới nhất trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cùng em học Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm