Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 21: Đề 1

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 21

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 21: Đề 1 hướng dẫn các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 21 lớp 4 phần Đọc, hiểu trả lời câu hỏi, luyện từ và câu, tập làm văn. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 12, 13 - Tuần 21 - Tiết 1

Đề bài

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Ông Cả Nam là một người ưa thú chơi diều và là một tay khoét sáo diều khét tiếng cả vùng. Những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.

Sáo chim là thú sáo thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn. Tiếng sáo đẩu ngân vang lưng trời và kêu đều đều, đều đều.

Ông chọn những ống tre nhỏ, già làm mình sáo. Lựa được ống tre, ông phải gọt ngoài, róc trong để làm mảnh hẳn ống tre. Lại phải khoét ở giữa ống tre một lỗ thông suốt để luồn cọng sáo, nơi khoét đó phải làm kín trong lòng để giữ gió thì sáo mới kêu. Rồi phải dùng sơn để gắn sao cho cân, cho đều và cho kín. Còn miệng sáo, ông phải dùng gồ mỏ, thứ gỗ vừa mềm, vừa dai, vừa chịu được nắng mưa, không co, không giãn.

Tất cả những điều tinh vi đó vẫn chưa là chỗ chính. Chỗ chính là nơi miệng sáo phải khoét thế nào cho sáo đón gió thành tiếng kêu mình muốn. Miệng sáo còi cần khoét nhỏ và dày, như vậy lòng sáo hút được nhiều gió, nó sẽ rít lên. Còn sáo đẩu và sáo cồng thì miệng phải khoét rộng và vòng cung ngăn ngắn. Như thế hơi gió thi nhau vào, hết đợt nọ đến đợt kia, sẽ tạo thành những tiếng sáo ngân nga dìu dịu.

Trước khi tặng ai một chiếc sáo, bao giờ ông cũng đứng lên, cầm sáo quay một vòng cho nó kêu, vẻ mặt hân hoan như được một vật gì quý lắm.

(Theo Toan Ánh)

a) Âm thanh của những chiếc sáo mà ông Cả Nam làm ra có điểm gì đặc biệt?

b) Nối đúng mỗi loại sáo ghi ở cột A với đặc điểm ghi ở vột B:

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 21

c) Xếp thứ tự từ 1 đến 5 các việc sau theo quy trình làm sáo của ông Cả Nam.

…. Dùng sơn gắn kín cho cán sáo

…. Lựa chọn ống tre

…. Khoét lỗ luồn cọng sáo

…. Dùng gỗ mơ làm miệng sáo

…. Gọt ngoài, róc trong.

d) Em có suy nghĩ gì về nghệ nhân làm sáo Cả Nam?

Câu 2. Đọc đoạn văn sau:

(1) Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả về các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố Thủ đô. (2) Tiếng chuông xe đạp lanh canh. (3) Tiếng thùng nước ở một cái vòi nước công cộng va vào nhau loảng xoảng. (4) Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ.

a) Tô màu vào số trước câu có dạng Ai thế nào?

b) Gạch dưới chủ ngữ của các câu đó.

Câu 3. Kể 2 – 3 câu về một người em thích trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?

Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21

Câu 1: Đọc bài “khoét sáo diều” và trả lời câu hỏi:

a. Âm thanh của những chiếc sáo mà ông Cả Nam làm ra có điểm gì đặc điểm?

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

Lời giải:

Âm thanh của những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.

b. Nối đúng mỗi loại sáo ghi ở cột A với đặc điểm ghi ở cột B.

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn văn thứ hai.

Lời giải:

Sáo chim – Tiếng kêu vút và dài, để đeo vào những con chim thi.

Sáo còi – Tiếng to hơn tiếng sáo chim, the thé và cũng kéo dài.

Sáo cồng – Kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn.

Sáo đẩu – Tiếng ngân vang lưng trời và kêu đều đều như lời ca của một cung nữ.

c. Xếp thứ tự từ 1 đến 5 các việc sau theo quy trình làm sáo của ông cả Nam.

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn văn thứ 3.

Lời giải:

- Lựa chọn ống tre.

- Gọt ngoài róc trong

- Khoét lỗ luồn cọng sáo.

- Dùng sơn để gắn kín cho cán sáo.

- Dùng gỗ mơ làm miệng sáo.

d. Em có suy nghĩ gì về nghệ nhân làm sáo Cả Nam?

Gợi ý:

Con thấy tay nghề làm sáo của ông Cả Nam như thế nào?

Lời giải:

Ông Cả Nam là một nghệ nhân làm sáo yêu nghề và có tài. Thông qua mỗi một sản phẩm và quy trình khoét sáo diều đều thấy được sự khéo léo, lành nghề và niềm đam mê của ông gửi trọn vào mỗi chiếc sáo diều này.

Câu 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

Gợi ý:

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Lời giải:

- Trong đoạn văn có ba câu có dạng câu kể Ai thế nào?

- Xác định chủ ngữ của các câu đó:

Câu 3: Kể 2 – 3 câu về một người em thích trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?

Gợi ý

Con suy nghĩ và viết bài.

Lời giải:

Cô Lan là một giáo viên mà em vô cùng yêu quý. Cô xinh đẹp và dịu dàng. Cô không chỉ dạy cho em nhiều bài học bổ ích trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa.

Trên đây là Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tuần 21: Đề 1 cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết đề thi các môn học kì 2 lớp 4 luyện tập các dạng bài tập SGK Toán 4 SGK Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, cập nhật đề thi, bài tập mới nhất trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
24
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cùng em học Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm