Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 19: Đề 2

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 19: Đề 2 hướng dẫn các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 19 lớp 5 phần Luyện từ và câu, Tập làm văn củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 19 - Tiết 2

Câu 1. Ba vế trong câu ghép: “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay giữ thăng bằng rối chiếc thuyền đỏ thầm lặng lẽ xuôi dòng”, được nối với nhau bằng gì?

a) Dấu chấm

b) Dấu phẩy

c) Một dấu phẩy và một quan hệ từ.

Câu 2. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

a) ……… gia đình gặp nhiều khó khăn ……… bạn Hương vẫn học giỏi.

b) ……… tôi đạt kết quả học tập tốt ……… bố mua cho tôi một chiếc xe đạp.

Câu 3. Đọc đoạn văn sau:

(1) Nước chảy tràn ra. (2) Một sào, hai sào uống nước rồi hàng ngàn mẫu xuống nước…(3) Nước vẫn chảy chan hòa, lúa reo mừng hoan hỉ.

a) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi câu, vế câu.

b) Viết số thứ tự câu thích hợp:

- Các câu đơn trong đoạn văn là: ………

- Các câu ghép trong đoạn văn là: ………

Câu 4. Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả một người thân yêu trong gia đình em.

Vui học:

Đố vui

Vua nào thuở bé chăn trâu

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành.

Sứ quân dẹp loạn phân tranh

Dựng nên thống nhất sử xanh còn truyền.

Là ai?

*Cùng bạn, người thân giải câu đố trên.

*Tìm hiểu và kể những điều em tìm hiểu được về cị vua trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.

Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19

Câu 1:

- Xác định các vế trong câu ghép như sau:

Chiếc lá/ thoáng tròng trành, chú nhái bén/ loay hoay giữ thăng bằng rồi chiếc

CN1 VN1 CN2 VN2

chiếc thuyền đỏ thắm / lặng lẽ xuôi dòng.

CN3 VN3

- Từ việc phân tích các vế câu trên ta xác định được như sau:

+ Nối giữa vế câu “chiếc lá thoáng tròng trành” và “chú nhái bén loay hoay giữ thăng bằng” là dấu phẩy.

+ Nối giữa vế câu “chú nhái bén loay hoay giữ thăng bằng” và “chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng” là quan hệ từ rồi.

Vậy nên chọn đáp án: c. Một dấu phẩy và một quan hệ từ

Câu 2:

a. Ta thấy hai vế câu “gia đình gặp nhiều khó khăn” và “bạn Hương vẫn học giỏi” biểu thị mối quan hệ tương phản chỉ ra hoàn cảnh gia đình không hề ảnh hưởng tới lực học của Hương.

Bởi vậy ta có thể điền cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản như sau:

Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Hương vẫn học giỏi.

b. Ta thấy hai vế câu “tôi đạt kết quả học tập tốt” và “bố mua cho tôi một chiếc xe đạp” biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Bởi vậy ta có thể điền cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả như sau:

Vì tôi đạt kết quả học tập tốt nên bố mua cho tôi một chiếc xe đạp.

Câu 3: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

a. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu:

(1) Nước / chảy tràn ra.

CN VN

(2) Một sào, hai sào / uống nước rồi hàng ngàn mẫu / uống nước

CN1 VN1 CN2 VN2

(3) Nước / vẫn chảy chan hòa, lúa / reo mừng hoan hỉ.

CN1 VN1 CN2 VN2

b. Xác định câu đơn, câu ghép

- Câu đơn trong đoạn văn là: (1)

- Câu ghép trong đoạn văn là: (2), (3)

Câu 4: Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả một người thân yêu trong gia đình em

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Mỗi lần đọc được câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi nhớ về người mẹ kính yêu của mình. Mẹ là người đưa ta đến thế giới này, chăm cho ta từng bữa ăn giấc ngủ, lo lắng cho ta trên mỗi bước đường của cuộc đời. Công lao và tình yêu vô bờ của mẹ kể sao cho hết. Tôi cũng vậy, thật may mắn vì có mẹ trong cuộc đời này. Mẹ là chỗ dựa để tôi tựa vào mỗi khi mỏi mệt, tình yêu thương dành cho mẹ kể sao cho hết được.

Vui học:

- Từ những dữ kiện đề bài đã cho ta giải được đáp án là: Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng)

- Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ là đứa trẻ chăn trâu, thường lấy cờ lau làm cờ rồi lập trận giả cùng chơi với các bạn. Lớn lên, ông lãnh đạo dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) lên ngôi hoàng đế sử sách gọi là Đinh Tiên Hoàng.

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cùng em học Tiếng Việt lớp 5

    Xem thêm