Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 20: Đề 1

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 20: Đề 1 hướng dẫn các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 19 lớp 5 phần Đọc, hiểu văn bản, Luyện từ và câu củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 20 - Tiết 1

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Tiền của ai?

Mạc Đĩnh Chi là một vị quan thời nhà Trần. Ông được mệnh danh là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” do vừa là Trạng nguyên của Việt Nam, vừa được phong là Trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ nước này. Không chỉ nổi tiếng là người thông minh tài giỏi mà ông còn nổi tiếng là người rất liêm khiết, thẳng thắn. vì thế, ông luôn được đời ca tụng.

Một lần, vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị đến đưa cho ông 100 quan tiền, rồi ghé tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu:

- Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.

Sáng ấy, như thường lệ trời chưa sáng rõ, Mạc Đĩnh Chi đã dậy, ra sân tập quyền. Lúc vào nhầ, bỗng ông kêu lên kinh ngạc:

- Tiền của ai mà đánh rơi nhiều thế kia?

Ông nhặt lên đếm, vừa tròn trăm quan. Ông nghĩ: “Đêm qua không có ai tới, sao lại có tiền rơi?”. Ông liền khăn áo chỉnh tề vào yết kiến nhà vua:

- Tâu bệ hạ, sáng nay thần bắt được 100 quan tiền trước cửa nhà, hỏi khắp nhà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ cho người mất của.

Nhà vua mỉm cười bảo:

- Không ai nhận tiền ấy thì ngươi cứ lấy mà dùng…

- Thưa, tiền này không ít, người mất của chắc xót lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.

- Nhà ngươi cứ yên tâm, giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.

Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông tạ ơn vừa và về nhà.

(Theo Vũ Ngọc Khánh)

a) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”?

b) Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để làm gì?

c) Viết 1 câu ghép nói về tài năng và phẩm chất của Mạc Đĩnh Chi.

Câu 2. Gạch dưới những từ dùng để nối các vế trong mỗi câu ghép sau:

a) Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ.

b) Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông vừa té quỵ thì cây rầm sập xuống.

c) Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

d) Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.

Câu 3. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

a) Em quét nhà ……… chị quét?

b) ……… Hùng không thật xuất sắc trong học tập ……… bạn ấy vẫn được bạn bè nể phục vì sự chăm chỉ của mình.

c) ……… trẻ em thích truyện trinh thám ……… người lớn cũng thích.

Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20

Câu 1:

a. Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” là bởi ông vừa là trạng nguyên của Việt Nam, vừa được phong là trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ nước này.

b. Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để thử lòng chính trực và đức liêm khiết của Mạc Đĩnh Chi.

c. Có thể đặt những câu ghép như sau:

- Chẳng những Mạc Đĩnh Chi có tài mà ông còn là người vô cùng chính trực và liêm khiết.

- Mạc Đĩnh Chi không chỉ nổi tiếng là người thông minh, tài giỏi mà ông còn nổi tiếng là người sống liêm khiết, thẳng thắn.

Câu 2:

a.

Hôm nay / là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần nhưng thần/ không có mặt ở nhà để cúng giỗ.

CN1 VN1 CN2 VN2

Sau khi xác định được hai vế của câu ta thấy từ nối của hai vế “Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần” và “thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ” là quan hệ từ nhưng.

b.

Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông / vừa té quỵ thì cây rầm / sập xuống.

TN CN1 VN1 CN2 VN2

Sau khi xác định được hai vế của câu ghép ta thấy từ nối của hai vế “người đàn ông vừa té quỵ” và “cây rầm sập xuống” là quan hệ từ thì

c.

Quan / lập tức cho bắt chú tiểu chỉ có kẻ / có tật mới hay giật mình.

CN1 VN1 CN2 VN2

Sau khi xác định được hai vế của câu ghép ta thấy từ nối của hai vế “quan lập tức cho bắt chú tiểu” và “chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình” là quan hệ từ vì

d

Làng mạc/ bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa,

CN1 VN1 CN2 VN2

nếu tôi/ có ngày trở về.

CN3 VN3

Sau khi xác định được các vế của câu ghép ta thấy:

- Từ nối của hai vế “làng mạc bị tàn phá” và “mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa” là quan hệ từ nhưng.

- Từ nối của hai vế “mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa” và “tôi có ngày trở về” là quan hệ từ nếu.

Câu 3:

a. Cần phải điền một quan hệ từ mang nghĩa lựa chọn để tạo thành câu hỏi chọn lựa giữa việc em quét hay chị quét.

Ta có thể điền như sau:

Em quét nhà hay chị quét?

b. Cần điền một cặp quan hệ từ mang nghĩa tương phải giữa việc “Hùng không thật sự xuất sắc trong học tập” và việc “các bạn vẫn nể phục vì sự chăm chỉ của mình”

Ta có thể điền như sau:

Tuy Hùng không thật sự xuất sắc trong học tập nhưng bạn ấy vẫn được các bạn nể phục vì sự chăm chỉ của mình.

c. Cần phải điền một quan hệ từ biểu thị ý nghĩa tăng tiến biểu thị việc cả trẻ em lẫn người lớn đều thích truyện trinh thám.

Ta có thể điền như sau:

Không những trẻ em thích truyện trinh thám mà người lớn cũng thích.

Trên đây là Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 20: Đề 1 cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết đề thi các môn học kì 2 lớp 5 luyện tập các dạng bài tập SGK Toán 5 SGK Tiếng Việt 5 chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, cập nhật đề thi, bài tập mới nhất trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cùng em học Tiếng Việt lớp 5

    Xem thêm