Giải Lịch sử lớp 5 VNEN: Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, cuộc phản công ở kinh thành Huế
Giải Lịch sử lớp 5 VNEN bài bài 1: Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, cuộc phản công ở kinh thành Huế có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Lịch sử 5 trang 3 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung môn Sử lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải Lịch sử lớp 5 VNEN bài 1
A. Hoạt động cơ bản Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ lớp 5
1. Khám phá bối cảnh nước ta ở cuối thế kỉ XIX
Em đã biết những nhân vật lịch sử nào tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở cuối thể kỉ XIX? Nếu biết, em hãy giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử đó?
Đáp án và hướng dẫn giải
Nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Huyết, Nguyễn Trung Trực...
Một số nét về các nhân vật lịch sử đó là:
Nguyễn Trung Trực người thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp xâm lược, ông theo gia đình phiêu bạt vào Nam, định cư tại một làng chài thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thuở nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người can đảm, mưu lược. Năm 1859, ông vào lính dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông cùng một số nghĩa quân tổ chức phục kích đốt cháy chiếc tiểu hạm Hy Vọng của quân Pháp. Sau lần đốt tàu của giặc Pháp, ông cùng nghĩa quân chiến đấu ở Gia Định, Biên Hòa và Kiên Giang lập được nhiều chiến công hiển hách. Câu nói khảng khái của ông còn mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.
2. Tìm hiểu về “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.
a. Đọc thông tin và quan sát hình dưới đây (trang 4 sgk).
b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ?
- Vì sao Trương Định không nghe lệnh triều đình, quyết tâm chống Pháp? Em hãy chứng minh điều đó qua bức tranh và đoạn văn trên.
- Em có nhận xét gì về hành động của Trương Định?
Đáp án và hướng dẫn giải
Điều khiến Trương Định băn khoăn suy nghĩ là: nên đi hay là ở khi vua đã ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang.
- Nếu không làm theo mệnh lệnh sẽ phải chịu tội phản nghịch
- Nếu tuân lệnh vua là phản bội lại ý chí của nhân dân.
=> Giữa lệnh vua và ý dân, Trương Định chưa biết làm thế nào cho phải.
Trương Định không nghe lệnh triều đình, quyết tâm chống Pháp vì: lúc ông đang băn khoăn trước sự lựa chọn của mình thì trong nhân gian, mọi người truyền thư đi khắp nơi, suy tôn ông lên làm chủ soái và được nhiều người ủng hộ. Cảm kích trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã ở lại tiếp tục cùng nhân dân chống giặc.
Hành động của Trương Định thể hiện tinh thần yêu nước, ông sẵn sàng phản lại lệnh vua để cùng nhân dân đánh giặc, cố gắng đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Ông luôn đặt nhân dân lên hàng đầu, không quan tâm đến tính mạng của bản thân.
3. Khám phá những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
a. Đọc thông tin sau (trang 5 sgk)
b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Qua những đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?
- Vì sao những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không được vua Tự Đức và triều đình chấp nhận?
- Nêu ý kiến của em về nhân vật Nguyễn Trường Tộ.
Đáp án và hướng dẫn giải
Qua những đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn đất nước ta thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu và làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không được vua Tự Đức và triều đình chấp nhận vì: Theo vua Tự Đức, những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
Thông qua đây, em nhận thấy Nguyễn Trường Tộ là một người giàu lòng yêu nước. Ông luôn nghĩ cho đất nước, cho nhân dân, muốn tìm cách đưa đất nước ngày càng giàu mạnh. Nhưng tiếc thay, những đề nghị canh tân đất nước của ông đều bị Vua Tự Đức từ chối.
4. Tìm hiểu về Tôn Thất Huyết và cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế
a. Quan sát hình và đọc kĩ đoạn hội thoại dưới đây
c. Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Tôn Thất Huyết là ai?
- Vì sao Tôn Thất Huyết quyết định phản công quân Pháp ở kinh thành Huế?
- Diễn biến của sự kiện ra sao? Kết quả thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải
Tôn Thất Thuyết là người đại diện phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn, chủ trương cùng nhân dân chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
Tôn Thất Huyết quyết định phản công quân Pháp ở kinh thành Huế vì Khi biết Tôn Thất Thuyết chuẩn bị chống Pháp. Giặc Pháp vờ mời ông đến họp để bắt ông. Biết được âm mưu của giặc, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng để giành thế chủ động.
Diễn biến của sự kiện:
Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối, ra sức cố thủ. Đến gần sáng, chúng tố chức đánh trả lại.
=> Kết quả: Quân ta thua, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút lên vùng rừng núi, tiêp tục kháng chiến.
5. Đọc và ghi vào vở
B. Hoạt động thực hành Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ Lịch sử 5
1. Hãy lập bảng theo mẫu sau vào vở và điền nội dung phù hợp vào cột để trông về những việc làm của Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Thuyết.
Nhân vật lịch sử | Việc làm |
Trương Định | ..................... |
Nguyễn Trường Tộ | ..................... |
Tôn Thất Thuyết | ..................... |
Đáp án và hướng dẫn giải
Nhân vật lịch sử | Việc làm |
Trương Định | Chống lại lệnh vua, cùng nghĩa quân và nhân dân đứng lên chống giặc. |
Nguyễn Trường Tộ | Đưa ra đề nghị canh tân đất nước với mong muốn giúp nước nhà thoát khỏi cảnh nghèo đói, góp phần đưa đất nước ngày càng giàu mạnh nhưng bị vua Tự Đức từ chối |
Tôn Thất Thuyết | Cùng vua Hàm Nghi lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống Pháp |
2. Kể lại trước lớp sự kiện cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế (theo dàn ý: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả)
Đáp án và hướng dẫn giải
Nguyên nhân: Khi biết Tôn Thất Thuyết chuẩn bị chống Pháp, giặc Pháp vờ mời ông đến họp để bắt ông. Biết được âm mưu của giặc, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng để giành thế chủ động.
Diễn biến: Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết.Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối, ra sức cố thủ. Đến gần sáng, chúng tố chức đánh trả lại.
Kết quả: Quân ta bị thua. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút lên vùng rừng núi, tiêp tục kháng chiến.
C. Hoạt động ứng dụng Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ Lịch sử 5
Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy:
Sưu tầm những tư liệu về các nhân vật lịch sử có công với đát nước (chống Pháp xâm lược, canh tân đất nước...) ở cuối thế kỉ XIX tại địa phương em
Đáp án và hướng dẫn giải
Nguyễn Tri Phương chống Pháp
Năm Mậu Ngọ (1858), tàu chiến Pháp đến uy hiếp Đà Nẵng, vua Tự Đức cử ông làm Quân thứ Tổng thống đại thần trực tiếp chỉ huy quân đội chống lại. Với vũ khí tối tân, Pháp đã uy hiếp và phá hủy một số lớn đồn lũy của Việt Nam, ông bị triều đình giáng cấp nhưng vẫn lưu tại chức. Tuy nhiên, do công cuộc kế hoạch phòng thủ của Nguyễn Tri Phương chu đáo nên quân Pháp không thể tiến lên được.
Năm 1859, Pháp chuyển hướng đánh thành Gia Định, quân nhà Nguyễn không rõ thương vong nhưng tan rã gần hết. Thành bị hạ, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Duy Ninh tự vẫn. Sau đó, Pháp đã cho phá hủy thành Gia Định. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ, Thống đốc quân vụ cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam.
Nguyễn Tri Phương chủ trương huy động từ 15.000 đến 20.000 quân; nhưng không tập trung quân ở một nơi, mà chia thành ba đạo: một đạo chính đóng tại đồn Phú Thọ, chỗ quân thứ Gia Định hiện đóng; một đạo đóng ở phủ hạt Tân An; một đạo đóng ở tỉnh hạt Biên Hòa. Ông hạ lệnh phòng thủ các đường sông, ngòi lớn nhỏ, vừa đánh và giữ, dần dần đắp thêm đồn lũy tiến sát đến chỗ địch đóng quân. Trang bị cho quân đội cần từ 20 đến 30 cổ súng loại lớn, đường kính nòng từ 2 tấc 9 phân trở lên. Do không nắm vững tình hình quân sự và chính trị của Pháp, Nguyễn Tri Phương đã chủ trương xây dựng đại đồn Chí Hòa (về sau người Pháp gọi là Kỳ Hòa) để bao vây, bức rút quân Pháp. Tuy nhiên, sau vào ngày 25 tháng 10 năm 1861, quân Pháp đã tiến hành công phá đại đồn. Ông chỉ huy quân lính chống cự quyết liệt nhưng rồi bị thương, đại đồn thất thủ, Gia Định lại bị chiếm. Em ruột ông là Nguyễn Duy tử trận, ông bị cách chức xuống làm Tham tri, mãi đến năm sau lại được hàm Binh bộ Thượng thư, sung Đổng nhung quân vụ Biên Hòa, tập hợp lực lượng để chống sự bành trướng của quân đội Pháp.
Năm 1862, sau khi triều đình Huế Hòa ước Nhâm Tuất, mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào tay Pháp, ông được cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An quân vụ, thăng chức Võ Hiển Đại học sĩ, tước Tráng Liệt Bá. Năm Nhâm Thân (1872), lại được điều về giữ chức Tuyên sát đổng sức đại thần, thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kỳ.
Ngoài giải bài tập Toán 5 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải VBT Lịch sử lớp 5. Mời các bạn xem thêm bài Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 1: "Bình Tây Đại nguyên soái" Trương Định hay Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 5 bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.