Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ
Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ lớp 7
Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ
Đề bài: Ông cha ta ngày xưa đã đúc rút ra câu: Lời chào cao hơn mâm cỗ. Em hiểu câu nói này như thế nào?
Bài tham khảo 1
Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?
Trong cuộc sống thường ngày của ta thì nhân dân ta rất trọng chữ tình, ngay cả trong pháp luật của nước ta nhiều điều khoản cũng bị chữ tình ấy chi phối. Nói lời chào cao hơn mâm cỗ ở đây ông cha ta muốn nói lên những tình cảm tốt đẹp mà chỉ cần thể hiện bằng lời nói đã khiến cho người ta cảm thấy vui, thấy được quan tâm rồi chứ không phải là có cỗ có ăn rồi mới thấy vui. Miếng ăn quả thực với nhân dân ta hồi xưa là một điều rất cần thiết vì nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đói nghèo. Thế nhưng trong cái nghèo đói ấy mà ông cha ta vẫn có thể rút ra được bài học kinh nghiệm của đời sống tình cảm trong cuộc sống của chúng ta. Tóm lại câu nói của trên thể hiện vai trò của tình cảm của con người trong cuộc sống đặc biệt là qua sự thể hiện của lời nói vì nếu có tấm lòng thì tự khắc sẽ mời thôi chứ không cần gì đến cao lương mĩ vị.
Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.
Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.
Bài tham khảo 2
Người Việt ta xưa nay sống thân thiện, hòa đồng và rất hiếu khách. Khi những du khách nước ngoài sang Việt Nam du lịch, tham quan hay nghỉ dưỡng thì bên cạnh ấn tượng bở vẻ đẹp của non sông gấm vóc nên thơ còn vô cùng ngưỡng mộ phẩm chất hiếu khách của người Việt Nam. Một trong những câu tục ngữ nói về sự hiếu khách, thân thiện của người Việt Nam là “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” thể hiện được phép lịch sự, đồng thời cũng thể hiện được sự mến khách của con người Việt Nam. Ông cha ta khi xưa cũng có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” cũng phần nào thể hiện được sự khéo léo của con người trong ứng xử. Theo đó, người ta sẽ nói những lời nói dễ nghe, dễ đi vào lòng người trong giao tiếp, ứng xử. Vừa tránh được những mâu thuẫn không đáng có, vừa gắn chặt được mối quan hệ giữa con người với con người.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải thích 8 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân