Giáo án Địa lí 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ theo Công văn 5512
Địa lí 7 bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
VnDoc giới thiệu Giáo án Địa lí 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ. Đây là giáo án mới nhất được biên soạn theo Công văn 5512. Mời các thầy cô tham khảo, vận dụng để xây dựng cho mình giáo án phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học.
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ | Họ và tên giáo viên: ……………………............................. |
TÊN BÀI DẠY: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.
- Đưa ra được những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: kĩ năng quan sát, giải thích, chỉ lược đồ, khai thác kiến thức qua kênh hình và lược đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Đặt tình huống:
Trong một lớp học. Giáo viên chia diện tích lớp làm 2 khu vực. Yêu cầu khoảng 28HS đứa về bên trái. 2HS đứng về bên phải.
+ Yêu cầu HS tính nhanh mỗi khu vực chiếm bao nhiêu % sĩ số HS trong lớp và bao nhiêu % diện tích lớp.
+ Sự bất hợp lí ở việc phân chia của GV là gì?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. GV nhận xét và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các em thấy rõ ràng trong sự phân chia của thầy (cô) có sự bất hợp lí. 95% HS trong lớp lại chỉ đứng vào ô có diện tích nhỏ. Ngược lại, 2/3 diện tích lớp lại chỉ có 5% HS. Điều này cũng cũng giống như sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Nam Mĩ. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì các em sẽ cùng đi vào bài học hôm nay.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (15 phút)
a) Mục đích:
- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 135 kết hợp quan sát hình 44.1, 44.2, 44.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
* Nội dung chính
1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp.
Hai hình thức là tiểu điền trang và đại điền trang.
Các yếu tố | Đại điền trang | Tiểu điền trang |
Diện tích đất | 60% diện tích đất tự nhiên và đồng cỏ. | Dưới 5 ha |
Dân số | Các đại điền chủ ( 5% dân số) | Các hộ nông dân ( 90% - 95% dân số) |
Hình thức canh tác | Máy móc hiện đại, sản xuất theo lối quảng canh. | Dụng cụ thô sơ: sử dụng sức kéo của gia súc và lao động chân tay. |
Nông sản chính | Sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi cừu, bò, lạc đà. | Sản phẩm cây lương thực với quy mô nhỏ. |
Mục đích sản xuất | Xuất khẩu thu ngoại tệ. | Tự cung tự cấp |
- Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất: một số quốc gia đã ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng ít thành công.
- Riêng Cuba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Các yếu tố | Đại điền trang | Tiểu điền trang |
Diện tích đất | 60% diện tích đất tự nhiên và đồng cỏ. | Dưới 5 ha |
Dân số | Các đại điền chủ ( 5% dân số) | Các hộ nông dân ( 90% - 95% dân số) |
Hình thức canh tác | Máy móc hiện đại, sản xuất theo lối quảng canh. | Dụng cụ thô sơ: sử dụng sức kéo của gia súc và lao động chân tay. |
Nông sản chính | Sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi cừu, bò, lạc đà. | Sản phẩm cây lương thực với quy mô nhỏ. |
Mục đích sản xuất | Xuất khẩu thu ngoại tệ. | Tự cung tự cấp |
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm đọc mục a trong SGK rồi hoàn thành bảng sau:
+ Nhóm 1,3: Tìm hiểu về hình thức đại điền trang
+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về hình thức tiểu điền trang
Các yếu tố | Đại điền trang | Tiểu điền trang |
Diện tích đất | ||
Dân số | ||
Hình thức canh tác | ||
Nông sản chính | ||
Mục đích sản xuất |
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên đại diện 1 nhóm lên trình bày. Sau đó đặt câu hỏi cho các nhóm:
+ Hậu quả của chế độ sở hữu ruộng đất bất hợp lí ở đây?
(Ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. nền nông nghiệp mang tính chất độc canh do lệ thuộc nước ngoài vì vậy mà nhiều nước xuất khẩu nhiều lúa mì nhưng vẫn phải nhập lương thực)
+ Tìm những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?
Bước 4: HS trả lời. GV chuẩn xác nhanh kiến thức.
Tài liệu vẫn còn....
Mời các bạn tải về để xem toàn bộ Giáo án Địa lí 7 bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ theo Công văn 5512. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.