Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ theo CV 5512 (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512

I. Mức độ cần đạt :

1. Về kiến thức: Học sinh cần

- Hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (về văn hóa, về nghề nghiệp, về học tập....)

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2. Về kỹ năng:

- Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

* Tích hợp KNS cơ bản:

- Kĩ năng xác định giá trị về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo về cách giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp...

3. Thái độ:

- Hình thành ở Hs những tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực thực hành việc giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ

II. Chuẩn bị:

1. GV: - Tranh ảnh, tài liệu, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập, thẻ bài

- Hình ảnh nghề truyền thống

- Đọc SGK, sách GV GDCD 7, Chuẩn KTKN

2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới (Xem truyện đọc ở SGK và nội dung bài học); tự tìm hiểu truyền thống, gia đình, dòng họ, quê hương (có ảnh minh hoạ càng tốt)

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Dạy học nghiên cứu tình huống

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học dự án

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kỹ thuật “khăn trải bàn”

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về bài học

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cả lớp

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? GV cho học sinh quan sát tranh về gia đình.

? Bức tranh mô tả nội dung gì.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Quan sát tranh,nghe câu hỏi và trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bức tranh thể hiện tình cảm đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình....

*Báo cáo kết quả

-Học sinh trình bày câu hỏi theo suy nghĩ của mình

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV chốt: Hình ảnh mà các em vừa xem là biểu hiện cụ thể của việc kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.Vậy kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì? Những việc cần làm để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Để hiểu vấn đề trên ta đi tìm hiểu bài hôm nay

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức chốt

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc “Truyện kể từ trang trại”

1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu những truyền thống của gia đình, dòng họ và hiểu giữ gìn phát huy truyền thống gia đình là gì?

2. Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động cả lớp

3. Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Đọc diễn cảm truyện

Sự lao động cần cù, quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình được thể hiện qua chi tiết nào?

Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đặt được là gì?

Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi”đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình

Việc làm của gia đình nhân vật “tôi”thể hiện đức tính gì?

*.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

+ Chi tiết:

- Bàn tay cha và anh dày lên, chai sạn.

- Không rời «trận địa» kể cả thời tiết khắc nghiệt.

+ Kết quả: Biến đồi trọc thành trang trại 100 ha đất trồng bạch đàn, hoè….nhiều bò, dê…

+ Sự học tập của nhân vật tôi:

- Ngày ngày mang cây bạch đàn non lên đồi cho cha và anh.

- Nuôi gà đẻ trứng bán mua sách vở, báo….

- Không bao giờ ỷ lại, trông chờ người khác.

- Đi lên bằng chính sức mình.

*. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

*. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->GV chốt: Nhân vật tôi đã biết học tập truyền thống cần cù lao động, những việc làm, những điều điều tốt đẹp của cha và anh

GV: Truyền thống là những giá trị tinh thần tốt đẹp hình thành từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vậy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm những nội dung gì?

Thế nào là giữ gìn phát huy truyền thống?

GV giải thích rõ hơn:

- Tiếp nối: Mỗi gia đình, dòng họ đều có truyền thống tốt đẹp. Các thế hệ con cháu phải tìm hiểu, tiếp thu.

- Phát triển, làm rạng rỡ thêm: Làm phong phú thêm, tạo ra những giá trị mới...

Đồng thời các em cũng cần phân biệt truyền thống tốt đẹp với những phong tục, tập quán lạc hậu: du canh du cư, cướp vợ của người mèo, ma chay cưới hỏi linh đình, cúng ma, cúng giàng, tảo hôn...

Hãy kể một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của em hoặc ở những gia đình, dòng họ khác, địa phương khác mà em biết? (bài tập a)

Hs liên hệ

VD: truyền thống hiếu học, truyền thống đạo đức (yêu thương, đoàn kết, cần cù lao động), truyền thống nghề nghiệp (gói bánh chưng, làm gốm sứ, làm hương, dệt lụa., thợ xây, thợ mộc...)

Gv lấy ví dụ:

-Truyền thống cách mạng: xã Lê Hồ, xã Nguyễn Úy (mang tên 2 nhà cách mạng Lê Hồ và Nguyễn Đình Úy)

+ Họ Bùi hiếu học

+ CLB hát chèo

Hoạt động 2: Nghiên cứu tranh ảnh, tình huống để rút ra ý nghĩa, cách rèn luyện ….

1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa, cách rèn luyện trong việc giữ gìn phát huy truyền thống

2. Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm cặp đôi

3. Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Cách tiến hành:

*. GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Quan sát tranh , đọc tình huống.

1. Gia đình giáo sư Nguyễn Lân có 8 người con. Tất cả đều là giảng viên đại học, có 5 giáo sư,3 phó giáo sư. Họ có nhiều đóng góp trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, âm nhạc, y học, thể thao…

2. Gia đình Thi là một gia đình có mẹ là cán bộ công chức Nhà nước, 2 chị học giỏi nhưng Thi thì lười học chỉ ham chơi.

Câu hỏi:

- Gia đình giáo sư Nguyễn Lân gợi cho em suy nghĩ gì?Từ đó theo em truyền thống gia đình dòng họ có vai trò như thế nào đối với cá nhân và xã hội?

- Gia đình Thi là gia đình như thế nào?Nếu được sinh ra trong gia đình của Thi em sẽ làm gì?

*.Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

->Gia đình giáo sư Nguyễn Lân là một gia đình danh giá đáng ngưỡng mộ, tự hào. Các thành viên biết rèn luyện, phát huy truyền thống, đóng góp tài năng cho đất nước ...

-> Gia đình Thi là gia đình có điều kiện, có truyền thống học giỏi. Nhưng Thi không chú ý gì đến truyền thống đó thậm chí không thèm quan tâm. Nếu là Thi em sẽ trân trọng, phát huy truyền thống gia đình và không làm điều gì xấu xa để tổn hại đến gia đình….

*. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của cặp mình, các nhóm khác nghe.

*. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

-GV chốt kiến thức: Đối với cá nhân: Truyền thống gia đình, dòng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà các thế hệ con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên; thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, đạo lí của dân tộc VN. Đối với xã hội: Góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc.

->Chúng ta cần tìm hiểu về truyền thống của gia đình, dòng họ; kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức cao hơn (quyết tâm học tập phát huy truyền thống học giỏi, đỗ đạt cao của dòng họ, tiếp nối nghề làm đồ gốm của cha ông, nghệ thuật hát ca trù của dòng họ...) giới thiệu truyền thống gia đình để nhiều người biết...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: HS hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với việc phát huy truyền thống gia đình, dòng họ thông qua BT b, c

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3. Yêu cầu sản phẩm:câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- HS đánh giá

- GV nhận xét, chốt

5. Tiến trình hoạt động

*. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ GV cho 2 HS sắm vai bài tập b

? Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không? Vì sao?

? Em đồng ý với ý kiến nào trong bài tập c?vì sao?

*. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe và làm bt

- GV hướng dẫn HS

- Dự kiến sản phẩm

-> Cách nghĩ của Hiên là sai vì....

- Ý 1, 2, 5 là đúng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3.Sản phẩm: Câu trả lời của HS

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- HS nhận xét

- GV đánh giá, cho điểm

5. Tiến trình hoạt động

*. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

GV treo bảng phụ

? Em chọn việc phát huy và loại bỏ những việc làm nào sau đây

Tình huống

Phát huy

Không phát huy

a. Ông nội và bố đều là những ông trùm về cờ bạc.

x

b. Nhà An có ba đời làm nhà giáo.

x

c. Bà nội và mẹ đều là những người làm hoa giấy đẹp và nổi tiếng nhất làng.

x

d. Bố Nga bảo con gái không nên học cao, vì vậy ba đời nhà Nga con gái đều học đến lớp 9 là thôi.

x

e. Dòng họ Đàm hằng năm đã dành những xuất học bổng cho các cháu học sinh nghèo vượt khó của xã.

x

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ chọn đáp án đúng, sai bằng cách giơ thẻ, thẻ đỏ là phát huy, thẻ xanh là không phát huy

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: HS tìm hiểu những truyền thống của gia đình dòng họ để học tập và làm theo

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3.Sản phẩm: Vở ghi của HS

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- HS nhận xét

- GV đánh giá, kiểm tra, cho điểm vào hôm sau

5. Tiến trình hoạt động

*. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

? Em hãy sưu tầm và kể cho các bạn nghe một mẩu chuyện về truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hóa…)(Bài tập d)

? Đọc trước bài «Tự tin »

*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- HS về nhà viết ra vở ghi dưới hình thức một đoạn văn

- GV kiểm tra vào tiết học sau

GV khái quát toàn bài: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của ông cha ta ngày trước. Lấp lánh trong mỗi trái tim chúng ta là hình ảnh “Dân tộc Việt Nam anh hùng”. Chúng ta phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ thầy cô, học sinh để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn.

I. Tìm hiểu truyện đọc:

* Nhận xét:

- Gia đình nhân vật «tôi» có truyền thống cần cù lao động; nhân vật «tôi» đã có ý thức kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.

II. Nội dung bài học:

1. Khái niệm:

- Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp về:

+ học tập

+ nghề nghiệp, lao động

+ văn hoá, đạo đức

- Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: nối tiếp và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

2. Ý nghĩa:

- Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh vươn lên

- Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc.

3. Trách nhiệm:

- Tích cực tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Trân trọng, tự hào truyền thống, sống trong sạch, lương thiện không làm tổn hại đến thanh danh dòng họ.

III. Bài tập

1. Bài tập b

-> Cách nghĩ của Hiên là sai vì dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp như: nghề nghiệp, đạo đức, văn hóa... Chứ không phải cứ đỗ đạt cao hoặc giữ chức vụ quan trọng mới là truyền thống tốt đẹp...

2. Bài tập c

-Ý kiến 1, 2, 5 là đúng bởi nó thể hiện trách nhiệm, lòng tự hào của mỗi cá nhân chúng ta trong việc kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

Giáo án môn GDCD lớp 7

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa và bổn phận của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2. Kĩ năng: HS biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, xoá bỏ tập tục lạc hậu của dòng họ, gia đình.

3. Thái độ: HS có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ, biết ơn thế hệ đi trước và tiếp tục phát huy những truyền thống đó.

II. Chuẩn bị:

  • GV: SGK, SGV, SBT GDCD 7.
  • HS: Xem trước nội dung bài học.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Hãy nêu trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá
  • Những gia đình sau có ảnh hưởng đến con cái như thế nào?
  • Gia đình bị tan vỡ (bố mẹ li hôn, li thân)

3. Bài mới.

Đặt vấn đề: GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.

Triển khai bài:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Hoạt động 1:

Tìm hiểu truyện đọc sgk.

GV: Gọi HS đọc truyện.

GV: Hãy nêu những chi tiết thể hiện sự cần cù quyết tâm của gia đình?

HS:

GV: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đã đạt được là gì?.

HS:

GV: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật "Tôi" đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?

HS:

GV: Việc làm của gia đình trên thể hiện đức tính gì?

GV: Kết luận.

*Hoạt động 2

Liên hệ thực tế.

GV: Hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

HS:

GV: Có phải tất cả các TT đều cần phải giữ gìn và phát huy?

HS:

GV: Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình em có cảm xúc gì?

*Hoạt động 3

Rút ra nội dung bài học.

GV: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bao gồm những nd gì?

HS:

GV: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

- Ví dụ:

GV: Kết luận.

*Hoạt động 4:

Luyện tập.

Bài c (SGK).

HS: Giải thích vì sao?

GV: Yêu cầu HS giải thích các câu tục ngữ sau:

HS: Giải thích.

GV: Đọc truyện "Cái lẹm móc cua của bà" sbt/27.

I.Truyện đọc:

“Truyện kể từ một trang trại”

- Hai bàn tay cha và anh trai tôi dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất...

- Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu.

- Trang trại có hơn 100 ha đất màu mỡ, trồng bạch đàn, hòe, mía, cây ăn quả, nuôi bò, dê, gà...

- Bắt đầu từ chuồng gà nhỏ bé.

- Mẹ cho 10 con gà con, 10 con gà đẻ trứng.

- Số tiền có được tôi mua sách, báo...

- Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình.

+ Đan mây tre.

+ Hiếu học.

+ Hát làn điệu dân ca.

- Tiếp thu cái mới, gạt bỏ truyền thống lạc hậu.

- Tự hào...

II. Nội dung bài học:

1. Gia đình, dòng họ nào củng có truyền thống tốt đẹp về:

- Học tập, lao động, văn hoá, đạo đức...

2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

- Bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

III. Bài tập.

Bài c: Đồng ý: 1, 2, 5.

“Cây có cội, nước có nguồn”.

“Chim có tổ, người có tông”.

“Giấy rách phải giữ lấy lề”.

4. Cũng cố: Hãy kể về TT tốt đẹp của trường ta?

5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập a,b sgk/32.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ theo CV 5512 (tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm