Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 4

Giáo án Lịch sử 8 bài 4 Kết nối tri thức

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức bài 4 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX do VnDoc đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Lịch sử được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Lịch sử 8 chương trình mới.

Tuần: Ngày soạn:

Tiết: Ngày dạy:

CHƯƠNG 2.

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

BÀI 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á.

- Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Mô tả được những nét cơ bản của cuộc đấu tranh ở các nước Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của một số giáo viên.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định và liên hệ thực tế.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Cảm thông với nhân dân các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân đô hộ. Có thái độ phê phán, lên án chủ nghĩa thực dân.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Phiếu học tập của học sinh.

- Lược đồ khu vực Đông năm Á từ sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan theo yêu cầu của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á và cuộc đấu tranh chống ách đô hộ thực dân của nhân dân các nước này. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung:

GV cho học sinh xem hình 4.1. Hải quân Anh tiến vào Y-an-gun (Miến Điện) (tranh vẽ) (SGK trang 19).

c. Sản phẩm: HS mô tả được những hiểu biết của mình về bức tranh

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS xem hình 4.1. Hải quân Anh tiến vào Y-an-gun (Miến Điện) (tranh vẽ) (SGK trang 19).

? Bức tranh tái hiện lại sự kiện lịch sử gì? Miến Điện là tên gọi của đất nước nào ngày nay? Em biết gì về về nguyên nhân dẫn đến sự kiện lịch sử đó?

Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, trong khi các nước Châu Á và Bắc Mĩ đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng tư sản, sau đó là Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX thì các nước Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng vẫn chìm đắm dưới chế độ phong kiến và nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Từ đó Đông Nam Á sớm trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Phương Tây. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Nhân dân các nước Đông Nam Á đã đấu tranh chống lại ách đô hộ thực dân ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1.Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

Mục tiêu:HS trình bày được những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á.

Nội dung:Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

Sản phẩm:Câu trả lời của HS

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây

* Mục tiêu: Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi

1. Nguyên nhân dẫn đến thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX?

2. Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

1. Nguyên nhân dẫn đến thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX?

- Có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

2. Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX?

GV hướng dẫn HS lập bảng tóm tắt quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây ở các nước sau:

- In-đô-nê-xi-a.

- Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Min-an-ma).

- Phi-lip-pin.

- Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Làm, Cam pu chia).

- Xiêm (Thái Lan).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn.

GV phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV giới thiệu cho học sinh những nội dung liên quan đến con tàu phlo-đờ Ma của Bồ Đào Nha đến xâm lược

Phi-lip-pin năm 1511.

1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây

- In-đô-nê-xi-a: Thực dân Bồ Đào Nha xâm nhập ngay từ thế kỉ XVI. Đến giữ thế kỉ XIX, Hà Lan đã hoàn thành xâm lược

- Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Min-an-ma): Từ sau thế kỉ XVI, Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp.

- Phi-lip-pin: Giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha đánh chiếm, năm 1898, Mĩ xâm lược và biến nước này thành thuộc địa.

- Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Làm, Cam pu chia): Từ thế kỉ XVI, nhiều nước thực dân tranh giành ảnh hưởng. Cuối thế kỉ XIX, Pháp độc chiếm ba nước Đông Dương

- Xiêm (Thái Lan): Do chính sách ngoại giao mềm dẻo của vua

Ra-ma V nên giữ được nên độc lập tương đối.

Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

Mục tiêu:HS trình bày được một số nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Nội dung:GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

Sản phẩm:Câu trả lời của HS

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 2: Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

*Mục tiêu: Chính sách cai trị và tình hình nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

*Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc phần 2 và trả lời câu hỏi sau:

1. Khai thác tư liệu (tr.21), em biết điều gì về chính sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á?

2. Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Nhóm 1: Về tình hình chính trị

- Nhóm 2: Về tình hình kinh tế

- Nhóm 3: Về tình hình văn hoá

- Nhóm 4: Về tình hình xã hội

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. Câu hỏi 1 GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ, câu hỏi 2 HS sẽ làm việc theo nhóm (mỗi nhóm là 1 tổ) và trình bày trên bảng phụ.

1. Khai thác tư liệu (tr.21), em biết điều gì về chính sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á?

- Nhóm cặp (2 bạn cùng bàn) trao đổi với nhau 5 phút và nêu được đoạn tư liệu trên phản ánh về chính sách “chia để trị” của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á.

+ “Chia để trị” là một chính sách thâm độc của các nước thực dân phương Tây.

+ Việc các nước thực dân phương Tây tiến hành chính sách “chia để trị” đã để lại nhiều hậu quả cho nhân dân Đông Nam Á.

2. Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- HS ghi cụ thể câu trả lời vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn, HS cùng nhóm sẽ cùng bàn luận, trao đổi.

- N1: Về chính trị

+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.

- N2: Về kinh tế

+ Vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế, cướp đoạt ruộng đất....

- N3: Về văn hoá

+ Du nhập của văn hoá phương Tây

+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

- N4: Về xã hội

+ Có sự phân hoá sâu sắc: bộ phận quý tộc câu kết với thực dân, giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi 1. Câu hỏi 2 mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Một số nội dung GV nhấn mạnh trong bài:

1. “Chia để trị” là một chính sách thâm độc của các nước thực dân phương Tây, thông qua việc dùng nhiều biện pháp chia rẽ khác nhau, các nước thực dân muốn: cắt đứt những mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện; từ đó giảm dần và đi đến xóa bỏ ý chí đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân thuộc địa.

+ Việc các nước thực dân phương Tây tiến hành chính sách “chia để trị” đã để lại nhiều hậu quả cho nhân dân Đông Nam Á, ví dụ như: tạo ra sự chia rẽ, rạn nứt khối đoàn kết, mâu thuẫn giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với nhau; bộ máy cai trị của chính quyền thực dân được củng cố.

2. HS lưu ý Sơ đồ về tình hình về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. Chúng đẩy mạnh trên tất cả mọi lĩnh vực, kiểm soát toàn bộ và kìm hãm dân bản xứ.

- GV đánh giá kết quả và cho điểm cộng cho nhóm hoàn thành tốt khi thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

- Về chính trị:

+ Chính quyền, tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

+ Bộ máy ở trung ương, cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.

- Về kinh tế:

+ Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến.

+ Mở rộng đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp nhân dân.

+ Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền,....

- Về văn hoá:

+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống.

+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

- Về xã hội: có sự phân hoá sâu sắc:

+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến câu kết với thực dân.

+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề.

+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

a. Mục tiêu: Giúp HS mô tả được một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô của thực dân phương Tây.

b.Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc thông tin trong mục 3 SGK, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:

1. Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây?

2. HS theo dõi SGK, kết hợp với những hiểu biết sau khi học Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản để trả lời

- GV nhận xét, kết luận:

+ Sau Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản phát triển mạnh, các nước tư bản cần thị trường và thuộc địa, vì vậy đẩy mạnh xâm lược, tranh giành thuộc địa.

+ Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến đang suy yếu , trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Âu - Mĩ

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Mô tả một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô của thực dân phương Tây?

HS:

- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Ở In-đô-nê-xi-a:

+ Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tit (1683 - 1719), khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830),...

+ Kết quả: các cuộc đấu tranh đều thất bại.

- Tại Phi-líp-pin:

+ Ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521) với thủ lĩnh là La-pu-la-pu.

+ Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh đã có bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844).

- Ở Miến Điện: ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824 - 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy. Đến năm 1825, Ban-du-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.

Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?...

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xác định yêu cầu của bài tập và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập

- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu yêu cầu và làm bài tập

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

- Nhận xét:

+ Trong quá trình cai trị các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị thâm độc và toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, từ: chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội,…

+ Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời khiến mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 4

Trên đây là Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 4 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm