Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 11

Giáo án môn Lịch sử lớp 11 cơ bản được thiết kế dựa theo khung chương trình chuẩn bậc Phổ thông trung học. Giáo án lần lượt giải quyết các vấn đề chính như: mục tiêu bài dạy - giúp học sinh nắm được các kiến thức về: Lịch sử thế giới cận đại, lịch sử khu vực mỹ la tinh, các nước trong khu vực châu Á, châu Phi..., phương tiện dạy học gồm sách giáo khoa và phần thiết kế bài giảng.

Giáo án môn Lịch sử lớp 11

Giáo án Hình học lớp 11 trọn bộ

Giáo án Tiếng Anh lớp 11 ban Cơ bản

Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)

Chương I
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA –TINH
(TỪ ĐẦU THẾ KĨ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KĨ XX)

Bài 1
NHẬT BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

  • Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.
  • Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX.

2. Tư tưởng

  • Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

3. Kỹ năng

  • Giúp HS nắm vững khái niệm “Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

  • Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới.
  • Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX.

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11

- Chương trình Lịch sử lớp 11 bao gồm các phần:

  • Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo.
  • Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945.
  • Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918.

2. Dẫn dắt vào bài mới

Cuối thế kĩ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á. vậy tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: Nhật Bản.

3. Tổ chức các hoạt động và học trên lớp

Hoạt động của GV và HSKiến thức HS cần nắm

Hoạt động 1: Cả lớp

GV: Sử dụng bản đồ thế giới, giới thiệu về vị trí Nhật Bản: một quần đảo ở Đông Bắc Á, trải dài theo hình cánh cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn.

Honsu, Hokaiđo, Kyusu và Sikôku. Nhật Bản nằm giữa vùng biển Nhật Bản và Nam Thái Bình Dương, phía đông giáp Bắc Á và Nam Triều Tiên diện tích khoảng 374.000km2. Vào nữa dầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng suy yếu.

- GV giải thích chế độ Mạc phủ: Ở Nhật Bản nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị trí tối cao song quyền hành thực tế nằm trong tay Tướng quân (Sô –gun) đóng ở Phủ Chúa - Mạc phủ. Năm 1603 dòng họ Tô - kư - ga - oa nắm chức vụ tướng quân vì thế thời kỳ này ở Nhật Bản gọi là chế độ Mạc phủ Tô - kư - ga – oa lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu.

- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK, tìm những biểu hiện suy yếu về kinh tế, chính trị, xã hội, của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868.

- GV nhận xét, kết luận.

+ Kinh tế: Nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, tô thuế nặng nề (chiếm khoảng 50% hoa lợi), tình trạng mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra. Trong khi đó ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, mầm mống kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, điều đó chứng tỏ quan hệ sản xuất phong kiến suy yếu lỗi thời.

+ Về xã hội: Tầng lớp tư sản thương nghiệp và tư sản công nghiệp ngày càng giàu có, song họ lại không có quyền lực về chính trị, thường bị giai cấp thống trị phong kiến kìm hãm. Giai cấp tư sản vẫn còn non yếu không đủ sức xóa bỏ chế độ phong kiến. Nông dân và thị dân thì vẫn là đối tượng bị phong kiến bóc lột mâu thuẫn giữa nông dân tư sản, thị dân với chế độ phong kiến.

1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.

 - Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên.

- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.

* Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 12

    Xem thêm