Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều file word

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 chương trình mới

Trọn bộ Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp trọn bộ giáo án môn Ngữ văn 12 Cánh diều cả năm. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

KIẾN THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học này, học sinh sẽ trang bị được:

1. Kiến thức

- Những yếu tố đặc trưng của truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và xác định được một số yếu tố của truyện truyền kì (đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, yếu tố kì ảo,...) trong sự so sánh với truyện cổ dân gian.

- Nhận biết và xác định được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong một tác phẩm văn học cụ thể.

3. Phẩm chất

- Thật thà, trung thực trong việc lắng nghe, ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác và góp ý với sản phẩm của bạn.

- Có ý thức về bổn phận và trách nhiệm của người công dân; biết cảm thông, tôn trọng, bảo vệ những chủ thể chủ yếu trong cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Thuyết trình, đàm thoại, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống,...

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

- Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, video…

- Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính,…

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu: Trò chơi tiếp sức

Cả lớp chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ liệt kê các tác phẩm truyện truyền kì hoặc truyện ngắn hiện đại mà các bạn đã học hoặc đã biết. Trong thời gian 2 phút, đội nào kể tên được nhiều đáp án đúng hơn sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận

- GV tổng hợp, kết luận, dẫn vào bài học.

HS được huy động tri thức nền truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

Đọc phần kiến thức Ngữ văn trong SGK, dùng bút gạch chân vào những từ khoá quan trọng liên quan đến thể loại truyện truyền kì, yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, đặc điểm ngôn ngữ trong truyện truyền kì; sau đó thực hiện nhiệm vụ PHT:

- Nhóm 1, 2: Thực hiện yêu cầu PHT số 1

- Nhóm 3, 4: Thực hiện yêu cầu PHT số 2

- Nhóm 5, 6: Thực hiện yêu cầu PHT số 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả trước lớp.

- Các nhóm nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận

- GV tổng hợp, kết luận.

1. Truyện truyền kì

- Khái niệm: là thể loại tự sự của văn học trung đại, tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Truyện truyền kì dựa trên truyền thống tự sự dân gian.

- Đặc điểm của truyện truyền kì:

+ Thường bắt gặp trong truyện truyền kì mô típ người hoá thần, người chết sống lại,…

+ Nhân vật có sự tương giao giữa thần và người, cõi sống và cõi chết,…; cũng có khi là sự vay mượn hoặc phỏng theo cốt truyện dân gian.

+ Truyện truyền kì thường dùng cái “kì” để nói cái “thực”.

- Nội dung: Tác phẩm truyện truyền kì viết về những câu chuyện xảy ra trong quá khứ, thường mượn “xưa” để nói “nay”.

- Vai trò của yếu tố kì ảo: khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị, vừa kín đáo phản ánh hiện thực và bộc lộ thái độ của người viết.

- Một số truyện thường có lời bình mang hàm ý khuyên răn hoặc nêu lên một bài học trong cuộc sống.

2. Mối quan hệ giữa truyện truyền kì với truyện cổ dân gian

- Truyện truyền kì và truyện cổ dân gian cùng có chung mô hình về thế giới: sự song song tồn tại có tác động qua lại của thế giới người (cõi trần) và thần tiên, ma quỷ (thiên đình, cõi âm).

- Khác với truyện cổ dân gian, truyện truyền kì là thể loại văn học viết. Các tác giả truyện truyền kì không chỉ tiếp thu những mô típ kì ảo của truyện cổ dân gian mà còn cải biến một cách sáng tạo những mô típ này để gửi gắm những tâm sự, những cách nhìn riêng, độc đáo về đời sống.

3. Giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của văn học

- Văn học giúp người đọc hiểu về đời sống hiện thực khách quan, hiểu người khác và hiểu chính mình (giá trị nhận thức), từ đó góp phần hình thành hoặc làm biến đổi một cách tự nhiên hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức (giá trị giáo dục) của người đọc.

- Tác phẩm văn học đem lại khoái cảm về cái đẹp (giá trị thẩm mĩ).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Thực hiện kĩ thuật: Think – Pair – Share:

GV yêu cầu HS suy nghĩ về một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện truyền kì và văn bản truyện ngắn hiện đại (kết hợp với kiến thức về truyện ngắn đã học trong chương trình lớp 10, 11), sau đó chia sẻ theo cặp đôi, cuối cùng các nhóm đôi sẽ cùng chia sẻ với các nhóm khác trong lớp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận

- GV tổng hợp, kết luận.

1. Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện truyền kì

- Đọc văn bản, nhận diện được câu chuyện (chi tiết, sự kiện, diễn biến), hệ thống nhân vật.

– Xác định, phân tích các yếu tố nổi bật như nhân vật (tính cách), không gian, thời gian nghệ thuật, sự kiện, motip.

- Nhận diện và phân tích ý nghĩa của các yếu tố kì ảo.

- Kết nối các nội dung đã phân tích, suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.

– Nhận diện, đánh giá vai trò người kể chuyện.

- Liên hệ, kết nối kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để hiểu những vấn đề được đặt ra trong truyện truyền kì và rút ra bài học.

2. Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại

- Đọc văn bản, nhận diện được câu chuyện (chi tiết, sự kiện, diễn biến), hệ thống nhân vật.

– Xác định, phân tích các yếu tố nổi bật như nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, sự kiện, tình huống truyện.

- Kết nối các nội dung đã phân tích, suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.

– Nhận diện, đánh giá người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) hoặc người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri).

- Liên hệ, kết nối kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để hiểu những vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn và rút ra bài học.

Mời các bạn cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 12

    Xem thêm