Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo file word
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 chương trình mới
Trọn bộ Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Kế hoạch bài dạy Ngữ văn lớp 12 bộ Chân trời sáng tạo được VnDoc.com tổng hợp trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo học kì 1 và học kì 2. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
ĐỌC VĂN BẢN 1: HOÀNG HẠC LÂU (LẦU HOÀNG HẠC)
(Thời gian: 02 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Đặc điểm thơ cổ điển và lãng mạn.
2. Về năng lực
2.1. Về năng lực chung
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
– Năng lực tự chủ và tự học: Hoàn thành được những nhiệm vụ được giao khi thực hiện các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
2.2. Về năng lực đặc thù
– Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu.
– Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.
– Vận dụng được kiến thức về lịch sử văn học và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác phẩm, tác giả lớn theo tiến trình lịch sử văn học; biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp.
3. Về phẩm chất
Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, tivi,..
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức
Lớp | Tiết | Ngày dạy | Sĩ số | Vắng |
| ||||
| ||||
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs | Dự kiến sản phẩm |
TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: (1) GV chiếu một vài hình ảnh (lầu Hoàng Hạc, bức tranh mùa thu có hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác”,...) hoặc trình chiếu/ gợi nhắc tên một số bài thơ HS đã học ở các cấp lớp trước như: Nam quốc sơn hà, Qua Đèo Ngang, Chiều xuân, Thơ duyên,… Sau đó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bức tranh hoặc tên các bài thơ đó gợi cho em liên tưởng gì đến tên chủ điểm bài học? (2) HS đọc lướt nội dung phần Đọc (SGK, tr. 9 – 19) và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ HT chính của các em về Đọc ở bài học này là gì? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: 1) GV chiếu một vài hình ảnh (lầu Hoàng Hạc, bức tranh mùa thu có hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác”,...) hoặc trình chiếu/ gợi nhắc tên một số bài thơ HS đã học ở các cấp lớp trước như: Nam quốc sơn hà, Qua Đèo Ngang, Chiều xuân, Thơ duyên,… Sau đó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bức tranh hoặc tên các bài thơ đó gợi cho em liên tưởng gì đến tên chủ điểm bài học? (2) HS đọc lướt nội dung phần Đọc (SGK, tr. 9 – 19) và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ HT chính của các em về Đọc ở bài học này là gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ tìm câu trả lời. Bước 3. Báo cáo thảo luận: HS cử đại diện lên bảng viết câu trả lời. Bước 4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó chốt lại tên chủ điểm, thể loại chính, câu hỏi lớn của bài học và tóm tắt nhiệm vụ HT của phần Đọc: đọc VB 1 (Hoàng Hạc lâu) và VB 2 (Tràng Giang) để hình thành kĩ năng đọc thơ cổ điển và lãng mạn, đọc VB 3 (Xuân Diệu) để tìm hiểu thêm về chủ điểm của bài học; đọc VB 4 (Tiếng thu) để thực hành kĩ năng đọc thơ lãng mạn. | - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. |
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động tìm hiểu Tri thức Ngữ văn 1.1. Tìm hiểu phong cách cổ điển và phong cách lãng mạn a. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được những nét cơ bản về phong cách, phong cách cổ điển và phong cách lãng mạn. b. Sản phẩm: Thông tin điền vào PHT. c. Tổ chức thực hiện: | |
Hoạt động hình thành kiến thức/ Ôn lại kiến thức Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: Nhóm 2 – 3 HS thực hiện nhiệm vụ HT theo mẫu phiếu HT. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Đại diện 3 – 4 nhóm HS trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung. Bước 4: GV nhận xét sản phẩm HT của HS, kết hợp với việc phân tích một số ví dụ từ VB 1 và 2 để HS hiểu khái niệm phong cách, phong cách cổ điển, phong cách lãng mạn. Lưu ý: Trong quá trình đọc hiểu các VB 1, 2, 4, GV nên hướng dẫn HS đọc lại Tri thức đọc hiểu để hiểu rõ hơn các khái niệm phong cách, phong cách cổ điển, lãng mạn. |
|
Mời các bạn cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung