Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 12 Kết nối tri thức được VnDoc.com tổng hợp với 10 câu hỏi đi kèm đáp án, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 12 mới.
Bên cạnh đáp án tập huấn VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12 Kết nối tri thức nhé.
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN SAU TẬP HUẤN
SGK NGỮ VĂN 12 (Kết nối tri thức)
Câu 1: Các bài học trong SGK Ngữ văn lớp 12 được thiết kế như thế nào?
A. Ngoài bài về tác gia Hồ Chí Minh, các bài còn lại đều có cấu trúc giống nhau.
B. Tất cả 9 bài học đều có sự lồng ghép một cách linh hoạt hệ thống loại, thể loại văn bản với hệ thống chủ đề.
C. Có 7 bài chọn văn bản tập trung vào một loại, thể loại nhất định và 2 bài không chọn văn bản theo cách đó.
D. Có 6 bài triển khai theo định hướng nhất quán: mỗi bài tập trung vào một loại, thể loại văn bản, có 3 bài triển khai theo cách khác.
Câu 2: Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với định hướng đổi mới của SGK Ngữ văn lớp 12?
A. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học.
B. Tuân thủ quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc văn bản, đọc văn bản và sau khi đọc văn bản.
C. Cần dành nhiều thời gian cho HS tìm hiểu và ghi nhớ phần Tri thức ngữ văn trước khi chuyển sang hướng dẫn HS đọc văn bản.
D. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo các mức độ nhận thức: nhận biết; phân tích và suy luận; đánh giá và vận dụng.
Câu 3: Văn bản thuộc những loại, thể loại cơ bản nào được dạy học đọc trong SGK Ngữ văn lớp 12?
A. Tiểu thuyết, thơ trữ tình, truyện ngắn, hài kịch, kí (phóng sự, hồi kí), văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
B. Tiểu thuyết, thơ trữ tình, truyện truyền kì, hài kịch, kí (phóng sự, hồi kí), văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
C. Tiểu thuyết, thơ trữ tình, truyện truyền kì, hài kịch, kí (phóng sự, hồi kí), văn tế, văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
D. Tiểu thuyết, thơ trữ tình, truyện truyền kì, hài kịch, bi kịch, kí (phóng sự, hồi kí), văn tế, văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là ý tưởng quan trọng trong việc triển khai hoạt động thực hành viết của SGK Ngữ văn lớp 12?
A. Yêu cầu của kiểu bài giúp HS biết cách triển khai bài viết đúng với đặc điểm của kiểu văn bản.
B. Cần lưu ý để HS khi viết bài không sao chép ý tưởng và ngôn ngữ từ bài viết tham khảo có trong SGK.
C. HS được hướng dẫn thực hành theo các bước tìm ý, lập dàn ý, viết bài dựa trên một đề bài cụ thể, từ đó có kĩ năng viết các bài khác thuộc cùng kiểu bài.
D. Viết báo cáo nghiên cứu nhằm mục tiêu chính là giúp HS phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, phù hợp với giai đoạn giáo dục theo định hướng nghề nghiệp.
Câu 5: Trong SGK Ngữ văn lớp 12, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?
A. Nghị luận văn học (so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện); nghị luận xã hội về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ; báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; báo cáo kết quả của bài tập dự án; thư trao đổi; bài phát biểu.
B. Nghị luận văn học (so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện); nghị luận xã hội; thuyết minh về một tác phẩm văn học; báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; báo cáo kết quả của bài tập dự án; thư trao đổi; bài phát biểu.
C. Nghị luận văn học (so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học); nghị luận xã hội về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ; báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; báo cáo kết quả của bài tập dự án; thư trao đổi; bài phát biểu.
D. Nghị luận văn học (so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học); nghị luận xã hội; thuyết minh về một sự vật, hiện tượng; báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; báo cáo kết quả của bài tập dự án; thư trao đổi; bài phát biểu.
Câu 6: Hoạt động nói và nghe nào sau đây ở SGK Ngữ văn lớp 12 khác với SGK Ngữ văn các lớp trước?
A. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu; trình bày kết quả của bài tập dự án.
B. Trình bày quan điểm về một vấn đề; trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
C. Tranh biện về một vấn đề trong đời sống; trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
D. Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học; trình bày kết quả của bài tập dự án.
Câu 7: Việc đưa kiến thức văn học và tiếng Việt vào mỗi bài học căn cứ trên cơ sở nào?
A. Tầm quan trọng của những kiến thức đó đối với học vấn phổ thông của HS.
B. Khả năng giúp HS vận dụng những kiến thức đó để thực hành đọc hiểu văn bản.
C. Tính hiệu quả của những kiến thức đó trong việc giúp HS tìm hiểu, nghiên cứu văn học và tiếng Việt.
D. Khả năng những kiến thức đó giúp HS cập nhật những thành tựu mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và Việt ngữ học.
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng với quyền linh hoạt của giáo viên và học sinh khi sử dụng SGK Ngữ văn lớp 12?
A. Có thể giảm số lượng bài viết nếu cùng một kiểu bài sách thiết kế đến 2 – 3 bài viết.
B. Học sinh không nhất thiết phải hoàn thành việc tự đọc văn bản ở phần Thực hành đọc.
C. Có thể bỏ qua một bài thực hành viết ở SGK Ngữ văn lớp 12 nếu bài đó thuộc kiểu bài đã học ở lớp dưới.
D. Nếu HS có kĩ năng nói và nghe tốt thì GV có thể giảm thời gian thực hành nói và nghe ở một số bài để tăng cường cho đọc và viết.
Câu 9: Thông tin nào sau đây KHÔNG đúng đối với hệ thống chuyên đề trong SGK Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 12?
A. Có ba chuyên đề, chuyên đề 1: 10 tiết, chuyên đề 2: 15 tiết, chuyên đề 3: 10 tiết.
B. Các chuyên đề đều triển khai theo trình tự: HS được trang bị tri thức cơ bản, sau đó luyện tập, vận dụng.
C. Các chuyên đề đều chú trọng tính thực hành và triển khai theo tinh thần linh hoạt để phù hợp với điều kiện thực tế.
D. Các chuyên đề đều nhằm mục tiêu chính là trang bị kiến thức chuyên môn về văn học và ngôn ngữ cho HS, đáp ứng yêu cầu giáo dục theo định hướng nghề nghiệp.
Câu 10: SGK Ngữ văn lớp 12 chủ trương đổi mới hình thức đánh giá kết quả học tập theo hướng nào?
A. Chú trọng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
B. Chú trọng câu hỏi tự luận, còn việc có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay không tuỳ thuộc vào địa phương và nhà trường.
C. Trao cho địa phương và nhà trường quyền linh hoạt: ưu tiên sử dụng câu hỏi tự luận hoặc ưu tiên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
D. Chú trọng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho đánh giá thường xuyên và câu hỏi tự luận cho đánh giá định kì.