Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân phối chương trình Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Phân phối chương trình Vật lí 12 Chân trời sáng tạo năm học 2024 - 2025

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Phân phối chương trình Vật lí 12 Chân trời sáng tạo với tài liệu phân phối chương trình môn Vật lí 12 học kì 1 và học kì 2. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu giảng dạy môn Vật lí 12 Chân trời sáng tạo nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…….

TRƯỜNG PHỔ THÔNG ………..

--------------------------

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ

KHỐI 12

Năm học: 2024 – 2025

STT

Tên

Chương

Tên bài

Yêu cầu cần đạt

Số tiết

1

Vật lí nhiệt

(14 tiết)

Bài 1. Sự chuyển thể

- Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hóa hơi. - Nêu được định nghĩa nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng.

4

Bài 2. Thang nhiệt độ

- Thực hành thí nghiệm đơn giản, thảo luận để nêu được sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật tiếp xúc nhau có thể cho ta biết chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng; từ đó nêu được khi hai vật tiếp xúc với nhau, ở cùng nhiệt độ, sẽ không có sự truyền năng lượng nhiệt giữa chúng. - Thảo luận để nêu được mỗi độ chia (1oC) trong thang Celsius bằng 1/100 của khoảng cách giữa nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất tiêu chuẩn), mỗi độ chia (1 K) trong thang Kelvin bằng 1/(273,16) của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất tiêu chuẩn). - Nêu được nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà tại đó tất cả các chất có động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hoặc nguyên tử bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu. - Chuyển đổi được nhiệt độ đo theo thang Celsius sang nhiệt độ đo theo thang Kelvin và ngược lại.

4

Bài 3. Nội năng. Định luật 1 nhiệt động lực học

- Nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng. - Thực hiện thí nghiệm, nêu được: mối liên hệ nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật, định luật 1 của nhiệt động lực học. - Vận dụng được định luật 1 của nhiệt động lực học trong một số trường hợp đơn giản.

3

Bài 4. Thực hành đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy, nhiệt hóa hơi riêng

Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng bằng dụng cụ thực hành.

5

2

Khí lí tưởng

(12 tiết)

Bài 5. Thuyết động học phân tử chất khí

- Phân tích mô hình chuyển động Brown, nêu được các phân tử trong chất khí chuyển động hỗn loạn. - Từ các kết quả thực nghiệm hoặc mô hình, thảo luận để nêu được các giả thuyết của thuyết động học phân tử chất khí.

2

Bài 6. Định luật Boyle. Định luật Charles

- Thực hiện thí nghiệm khảo sát được định luật Boyle: Khi giữ không đổi nhiệt độ của một khối lượng khí xác định thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó. - Thực hiện thí nghiệm minh họa được định luật Charles: Khi giữ không đổi áp suất của một khối lượng khí xác định thì thể tích của khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó.

4

.

Bài 7. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

- Sử dụng định luật Boyle và định luật Charles rút ra được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. - Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng

3

Bài 8. Áp suất – động năng của phân tử khí

- Giải thích được chuyển động của các phân tử ảnh hưởng như thế nào đến áp suất tác dụng lên thành bình và từ đó rút ra được hệ thức p= ()nm với n là số phân tử trong một đơn vị thể tích (dùng mô hình và chậm một chiều đơn giản, rồi mở rộng ra cho trường hợp ba chiều bằng cách sử dụng hệ thức () = , không yêu cầu chứng minh một cách chính xác và chi tiết). - Nêu được biểu thức hằng số Boltzmann, k = R/NA. - So sánh pV = ()Nm với pV = nRT, rút ra được động năng tịnh tiến trung bình của phân tử tỉ lệ với nhiệt độ T.

3

3

Từ trường

(18 tiết)

Bài 9. Khái niệm từ trường

- Thực hiện thí nghiệm tạo ra được các đường sức từ bằng các dụng cụ đơn giản. - Nêu được từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là một dạng của vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.

4

Bài 10. Lực từ. Cảm ứng từ

3

- Thực hiện thí nghiệm để mô tả được hướng của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường. - Xác định được độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường. - Định nghĩa được cảm ứng từ B và đơn vị tesla. - Nêu được đơn vị cơ bản và dẫn xuất để đo các đại lượng từ. - Vận dụng được biểu thức tính lực F = BILsin.

Bài 11. Thực hành đo độ lớn cảm ứng từ

2

Thảo luận để thiết kế phương án, lựa chọn phương án, thực hiện phương án, đo được (hoặc mô tả được phương án đo) cảm ứng từ bằng cân “dòng điện”.

Bài 12. Hiện tượng cảm ứng điện từ

5

- Định nghĩa được từ thông và đơn vị weber. - Tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh họa được hiện tượng cảm ứng điện từ. - Vận dụng được định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ. - Mô tả được mô hình sóng điện từ và ứng dụng để giải thích sự tạo thành và lan truyền của các sóng điện từ trong thang sóng điện từ.

Bài 13. Đại cương về dòng điện xoay chiều

4

- Thảo luận để thiết kế phương án (hoặc mô tả được phương pháp) tạo ra dòng điện xoay chiều. - Nêu được: chu kì, tần số, giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều. - Thảo luận để nêu được một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống, tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều trong cuộc sống.

4

Vật lí hạt nhân

(16 tiết)

Bài 14. Hạt nhân và mô hình nguyên tử

- Rút ra được sự tồn tại và đánh giá được kích thước của hạt nhân từ phân tích kết quả thí nghiệm tán xạ hạt . - Biểu diễn được kí hiệu hạt nhân của nguyên tử bằng số nucleon và số proton. - Mô tả được mô hình đơn giản của nguyên tử gồm proton, neutron và electron.

3

Bài 15. Năng lượng liên kết hạt nhân

- Thảo luận hệ thức E = mc2, nêu được liên hệ giữa khối lượng và năng lượng. - Nêu được mối liên hệ giữa năng lượng liên kết riêng và độ bền vững của hạt nhân.

3

Bài 16. Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng

- Viết được đúng phương trình phân rã hạt nhân đơn giản. - Nêu được sự phân hạch và sự tổng hợp hạt nhân. - Thảo luận để đánh giá được vai trò của một số ngành công nghiệp hạt nhân trong đời sống.

3

Bài 17. Hiện tượng phóng xạ

- Nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự phân rã phóng xạ.

4

Bài 18. An toàn phóng xạ

- Nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo. - Nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ; tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ.

3

 

..... ngày ....tháng ....năm........

TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

GIÁO VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm