Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Toán 12 Chân trời sáng tạo file word

Giáo án môn Toán lớp 12 chương trình mới

Trọn bộ Giáo án Toán 12 Chân trời sáng tạo được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp kế hoạch bài dạy môn Toán 12 Chân trời sáng tạo cả năm. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bài 1: Tính đơn điệu và cực trị của hàm số

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

– Nhận biết được tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng dựa vào dấu của đạo hàm cấp một của nó.

– Thể hiện được tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trong bảng biến thiên.

– Nhận biết được tính đơn điệu, điểm cực trị, giá trị cực trị của hàm số thông qua bảng biến thiên hoặc thông qua hình ảnh hình học của đồ thị hàm số.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung:

– Tự chủ, tự học: học sinh (HS) chuẩn bị bài ở nhà, trả lời được những câu hỏi ở các hoạt động Khám phá (HĐKP).

– Giao tiếp, hợp tác: HS thực hiện các hoạt động nhóm.

2.2. Năng lực Toán học:

– Tư duy và lập luận toán học: Mô tả được sơ đồ tổng quát để khảo sát hàm số (tìm tập xác định, xét chiều biến thiên, tìm cực trị, lập bảng biến thiên).

– Năng lực mô hình hoá toán học: Sử dụng các tính chất của hàm số đã học để giải một số bài toán thực tế (Vật lí, Sinh học, Địa lí, …).

3. Về phẩm chất

– Trung thực: HS thừa nhận và học tập các kết quả đúng của các bạn thông qua các hoạt động giải các bài tập luyện tập, thực hành, vận dụng.

– Trách nhiệm: Chủ động, tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm.

– Chăm chỉ: Tự nghiên cứu và giải một số bài tập trước ở nhà.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên: sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), kế hoạch bài dạy, ti vi, bài trình chiếu, phiếu học tập, bảng nhóm.

2. Đối với học sinh: SGK, máy tính cầm tay, đồ dùng học tập.

III. Tiến trình dạy học

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động: Khởi động

a) Mục tiêu: HS nhớ lại khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến (đã học ở
lớp 10) thông qua hoạt động Khởi động (HĐKĐ).

b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát đồ thị và trả lời câu hỏi ở HĐKĐ.

c) Sản phẩm: HS quan sát đồ thị và trả lời câu hỏi ở HĐKĐ.

– Khinh khí cầu tăng độ cao trong khoảng thời gian từ 0 đến 3 phút và từ 6 đến 8 phút, giảm độ cao trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 phút.

– Vào thời điểm 3 phút sau khi xuất phát, khinh khí cầu ở vị trí cao nhất so với các thời điểm xung quanh (ví dụ trong khoảng từ 2 đến 4 phút).

– Vào thời điểm 6 phút sau khi xuất phát, khinh khí cầu ở vị trí thấp nhất so với các thời điểm xung quanh (ví dụ trong khoảng từ 5 đến 7 phút).

d) Tổ chức thực hiện:

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS quan sát đồ thị và trả lời câu hỏi ở HĐKĐ.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát đồ thị và trả lời được câu hỏi ở HĐKĐ.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV gọi hai HS trả lời hai câu hỏi ở HĐKĐ, các HS còn lại lắng nghe và đưa ra nhận xét.

Kết luận nhận định: Thông qua HĐKĐ, HS nhớ lại khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến. Dựa trên câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học.

B. KHÁM PHÁ – THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

1. Tính đơn điệu của hàm số

1.1. Nhắc lại về tính đồng biến, nghịch biến của hàm số

a) Mục tiêu: Nhắc lại tính đồng biến, nghịch biến của hàm số.

b) Nội dung: GV nhắc lại tính đơn điệu của hàm số và yêu cầu HS làm hoạt động Thực hành (HĐTH) 1.

c) Sản phẩm: Hàm số đồng biến trên các khoảng (–3; –2) và (–1; 0), nghịch biến trên các khoảng (–2; –1) và (0; 1).

d) Tổ chức thực hiện:

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu HS nhắc lại tính đồng biến, nghịch biến của hàm số.

– GV trình bày Ví dụ 1 và hướng dẫn cách tìm các khoảng đơn điệu của hàm số dựa trên đồ thị.

– GV yêu cầu HS thực hiện HĐTH 1 dựa trên hướng dẫn ở Ví dụ 1.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS nhắc lại tính đồng biến, nghịch biến của hàm số.

– HS quan sát GV trình bày Ví dụ 1 và lắng nghe hướng dẫn cách tìm các khoảng đơn điệu của hàm số dựa trên đồ thị.

– HS thực hiện cá nhân HĐTH 1 dựa trên hướng dẫn ở Ví dụ 1.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV gọi một HS trình bày kết quả HĐTH 1. Các HS còn lại quan sát và đưa ra nhận xét.

Kết luận nhận định:

– HS nhớ lại khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.

– HS nắm được cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số.

1.2. Tính đơn điệu của hàm số

Hoạt động 1.2.1: Khám phá

a) Mục tiêu: HS rút ra kiến thức về mối liên hệ giữa dấu của đạo hàm và tính đồng biến, nghịch biến của hàm số.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 trong SGK và thực hiện HĐKP 1.

c) Sản phẩm:

a) Hàm số đồng biến trên khoảng (0; +\infty\(+\infty\)), nghịch biến trên khoảng (-\infty\(-\infty\); 0).

b) f '(x) = 2x. Ta có: f '(x) > 0 \Leftrightarrow\(\Leftrightarrow\) 2x > 0 \Leftrightarrow\(\Leftrightarrow\) x > 0; f '(x) < 0 \Leftrightarrow\(\Leftrightarrow\) 2x < 0 \Leftrightarrow\(\Leftrightarrow\) x < 0.

Vậy f '(x) > 0 khi x \in\(\in\) (0; +\infty\(+\infty\)), f '(x) < 0 khi x \in\(\in\) (-\infty\(-\infty\); 0).

c) Hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng mà f '(x) dương, nghịch biến trên khoảng mà f '(x) âm.

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 trong SGK và hoạt động cá nhân thực hiện HĐKP 1.

– GV yêu cầu HS đọc phần Kiến thức trọng tâm (KTTT).

– GV trình bày Ví dụ 2, GV yêu cầu HS vừa quan sát GV trình bày vừa theo dõi phần Chú ý để nắm các bước xét tính đơn điệu của hàm số dựa vào đạo hàm.

– GV có thể yêu cầu ba HS lên bảng thực hiện Ví dụ 3 hoặc GV trình bày câu a và
yêu cầu HS trình bày các câu còn lại. Từ đó GV rút ra Chú ý cho HS về các trường hợp
f '(x) = 0.

v HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS quan sát Hình 4 trong SGK và hoạt động cá nhân thực hiện HĐKP 1.

– HS đọc phần KTTT.

– HS vừa quan sát GV trình bày Ví dụ 2 vừa theo dõi phần Chú ý để nắm các bước xét tính đơn điệu của hàm số dựa vào đạo hàm.

– HS lên bảng trình bày theo yêu cầu của GV. Sau đó đọc phần Chú ý về các trường hợp f '(x) = 0.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS hoạt động cá nhân, thực hiện theo yêu cầu của GV.

Kết luận nhận định: Thông qua các hoạt động trên HS sẽ nắm được tính đồng biến, nghịch biến của hàm số dựa trên dấu của đạo hàm, các bước sử dụng đạo hàm để xét tính đơn điệu của hàm số, các trường hợp đơn điệu khi đạo hàm bằng 0.

Mời các bạn cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 12

    Xem thêm