Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 Kết nối tri thức
Đáp án tập huấn SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 Kết nối tri thức
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đáp án tập huấn SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết bao gồm 10 câu hỏi đi kèm đáp án, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 12 mới.
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN SAU TẬP HUẤN
SGK GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 12 (Kết nối tri thức)
Câu 1. Một trong những quan điểm biên soạn sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là:
A. yêu cầu học sinh phải ghi chép nhiều hơn.
B. tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học.
C. ưu tiên hoạt động dạy hơn hoạt động học.
D. chú trọng vào hoạt động mở đầu.
Đáp án: B
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thể hiện tiêu chí "chuẩn mực" trong quá trình biên soạn sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam?
A. Chuẩn về kiến thức.
B. Chuẩn bị thông tin – ngữ liệu.
C. Chuẩn mực về phương pháp tiếp cận.
D. Chuẩn mực về ngôn ngữ, hình ảnh.
Đáp án: C
Câu 3. Một trong những mục đích chính của hoạt động "Khám phá" trong mỗi bài học ở sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là giúp HS
A. phát triển kĩ năng ghi nhớ nội dung.
B. củng cố kiến thức đã học.
C. vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống.
D. khám phá, hình thành kiến thức mới.
Đáp án: D
Câu 4. Một trong những điểm mới của sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam là
A. định hướng nghề nghiệp Quân đội và Công an nhân dân cho học sinh.
B. sách hạn chế sự sáng tạo của giáo viên trong hoạt động dạy học.
C. phát triển tố chất sư phạm cho học sinh.
D. định hướng nghề nghiệp thể thao cho học sinh.
Đáp án: A
Câu 5. Giáo viên vận dụng phương pháp làm mẫu trong dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm
A. tăng sự tương tác giữa học sinh với nhau.
B. tạo hình ảnh trực quan, sinh động về nội dung thực hành.
C. rèn luyện tính tỉ mỉ, cụ thể cho học sinh.
D. phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh.
Đáp án: B
Câu 6. Khi nêu một tình huống chiến thuật bộ binh, GV thực hiện theo trình tự nào là hợp lí?
A. Nêu tình hình địch, tình hình ta, thời gian tác chiến.
B. Nêu tình hình địch, thời gian tác chiến, tình hình ta.
C. Nêu thời gian tác chiến, tình hình địch, tình hình ta.
D. Nêu tình hình ta, thời gian tác chiến, tình hình địch.
Đáp án: C
Câu 7. Khi dạy học động tác đứng bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK, giáo viên tiến hành làm mẫu theo các bước
A. làm tổng hợp, làm nhanh, làm chậm.
B. làm nhanh, làm tổng hợp, làm chậm phân tích.
C. làm chậm phân tích, làm tổng hợp, làm nhanh.
D. làm nhanh, làm chậm phân tích, làm tổng hợp.
Đáp án: D
Câu 8. Một trong những đổi mới PPDH môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 là
A. tập trung vào hoạt động vận dụng.
B. dành nhiều thời gian cho hoạt động luyện tập.
C. tăng cường sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
D. chú trọng hoạt động của cá nhân.
Đáp án: C
Câu 9. Một trong những yêu cầu trong thực hiện động tác mẫu của giáo viên đối với nội dung thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 là
A. động tác phải chuẩn xác.
B. phân tích trước, thực hiện động tác sau.
C. thực hiện động tác trước, phân tích sau.
D. chú trọng việc phân tích.
Đáp án: A
Câu 10. Việc kiểm tra, đánh giá nội dung thực hành trong môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 thường tiến hành bằng hình thức, phương pháp
A. tự luận.
B. trắc nghiệm.
C. vấn đáp.
D. thực hành.
Đáp án: D