Giáo án môn Âm nhạc lớp 8 bài 1
Giáo án môn Âm nhạc 8
Giáo án môn Âm nhạc lớp 8 bài 1: Mùa thu ngày khai trường bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Mùa thu ngày khai trường”
- Giúp các em hiểu thêm về đảo phách và những chỗ luyến trong bài.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng học bài hát mới: Nhận biết, biết cách sử dụng một số ký hiệu nhạc lí trong bài hát, kết hợp ôn kiến thức về nhạc lí.
- Củng cố kỹ năng phân tích các từ khó trong lời bài hát, chia câu, chia đoạn để lấy hơi và nhận biết giai điệu, nội dung bài hát.
- Củng cố kỹ năng khởi động giọng.
3. Thái độ:
- Qua bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến tháng năm đến trường,để những kỉ niệm đẹp về mái trường sé khắc sâu trong trí nhớ các em.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
- Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
- Đàn Organ - Máy casset.
- Đàn, hát chỉ huy tốt bài hát “Mùa thu ngày khai trường”
- Tranh bài hát “Mùa thu ngày khai trường”
- Nhạc cụ thường dùng
- Dự kiến cách tổ chức điều khiển hoạt động ở lớp.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở, phách của học sinh
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG KIẾN THỨC |
Hoạt động 1 GV: Giới thiệu về bài hát hs nghe và trả lời câu hỏi, GV bổ sung thêm GV:&HS ghi bài. GV: Giới thiệu thêm về tác phẩm. Những năm tháng đến trường là khoảng thời gian rất đẹp trong cuộc đời của mỗi chúng ta,khi thời gian đã trôi qua chúng ta mới nhận thấy điều đó. Hình ảnh về mái trường, về thầy cô giáo, kỉ niệm về những người bạn thân sẽ lắng động trong tâm trí của mỗi người. Hoạt động 2 Em hãy liệt kê một số kí hiệu nhạc lí đã học có trong bài hát ? Nêu cách sử dụng các kí hiệu đó? HS: Trả lời. GV: Nhắc lại các ký hiệu âm nhạc cần chú ý trong bản nhạc: Dấu luyến; dấu nối; giọng đô trưởng. GV: Giảng về chỉ số nhịp 2/4 1 HS đọc lời bài hát và chia câu, giải thích một số từ khó . Hoạt động 3 Bài hát được chia làm mấy đoạn GV: Mở băng mẫu, hs nghe 1 lần, gv trình bày 1 lần. HS: Khởi động giọng theo đàn. GV: Dạy từng câu theo lối móc xích đến hết bài. G/v: Gọi 1 vài cá nhân lên hát câu bất kỳ theo đàn, lớp nghe và nhận xét, g/v sửa sai nếu có. GV: Đàn, cả lớp hát 2-3lần kết hợp gõ theo nhịp. GV: Hướng dẫn hs vận động theo nhạc 2 lần. HS: Cảm nhận và trả lời câu hỏi Bài hát có giai điệu như thế nào? Nội dung bài hát như thế nào? Nêu cảm nhận của em về lời bài hát sau khi học xong? GV Giảng mở rộng liên hệ thực tế GV: Cho HS sưu tầm và hát những bài hát của nhạc sĩ nếu thuộc | I. Giới thiệu về nhạc sĩ Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường sinh ngày 4/9/1946 tại Hải Dương Ông hoạt động nghệ thuật từ 1965 và đã đạt được nhiều giải thưởng âm nhạc. II. Một kí hiệu nhạc lí trong bài: - Dấu luyến - Dấu nối - Nhịp 4/4, Giọng Đô trưởng. - Chia câu: gồm 2 câu III. Học hát: a... Giai điệu: Vui tươi, trong sáng. b. Nội dung: Bài hát gợi lên những ký ức của một thời tuổi thơ tràn đầy kỉ niệm đẹp |