Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 18

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 18: Bài ca Côn Sơn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
  • Sơ bộ về đặc điểm thơ lục bát.
  • Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.

2. Kĩ năng:

  • Nhận biết thể loại thơ lục bát.
  • Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước cho HS.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phân tích, bình giảng, nêu vấn đề,…..

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

  • Đọc bài thơ “Sông núi nước Nam” phần phiên âm và dịch nghĩa -Cho biết nội dung ý nghĩa bài thơ này?
  • Đọc bài thơ “Phò giá về Kinh” phần phiên âm và dịch nghĩa -Cho biết thể thơ và nội dung bài thơ?

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

Tiết học này chúng ta sẽ học hai tác phẩm thơ: Một bài là của một vị vua yêu nước, có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu đời Trần. Còn một bài là của Danh nhân lịch sử của dân tộc đã được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hoá thế giới. Hai tác phẩm này là hai sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời lớn, hai tâm hồn lớn, hẳn sẽ đưa lại cho chúng ta những điều lý thú, bổ ích

b/ Triển khai bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1

Dựa vào chú thích em hãy nêu một vài nét về tác giả?

HS trả lời -> GV nhấn mạnh những nét chính về tác giả và sự nghiệp

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Hoạt động 2

Hướng dẫn đọc: giọng êm ái, ung dung, chậm rãi

GV: Đọc mẫu và cho HS: Đọc tiếp

Hoạt động 3

Nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ là ai, sự vật nào? (ta và cảnh vật Côn Sơn)

Cảnh vật Côn Sơn được giới thiệu qua những câu thơ nào, những nét tiêu biểu nào

Côn Sơn suối chảy rì rầm…

Côn Sơn có đá rêu phơi…

Trong rừng thông mọc như nêm…

Trong rừng có bóng trúc râm…

Có gì độc đáo trong cách tả cảnh vật ở Côn Sơn? (Tả suối bằng âm thanh, tả đá bằng màu rêu…)

Cách tả đó gợi cảnh tượng thiên nhiên như thế nào?

Từ việc MT cảnh vật ở Côn Sơn bài thơ có ý nghĩa gì? Điều đó cho em hiểu gì về tác giả Nguyễn Trãi?

Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Đại từ “ta” lặp lại 5 lần có tác dụng gì?

Bài thơ cho ta thấy con người nhân danh “ta” có những nhu cầu, sở thích gì?

Qua đó bài thơ muốn ca ngợi điều gì?

GV bình…..

HS: Đọc ghi nhớ.

Bức tranh minh hoạ trong sách gợi cho em cảm giác gì? (Thân quen, gần gũi)

Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca)

I. Giới thiệu:

1. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 -1442) là anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. Ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú. Năm 1442 bị chu di tam tộc -1464 được rửa oan.

2. Tác phẩm: sáng tác trong thời kì Nguyễn Trãi về quê sống ẩn dật ở (Côn Sơn- Chí Linh- Hải Dương)

II. Đọc, chú thích, bố cục:

III. Tìm hiểu văn bản

1. Cảnh vật Côn Sơn:

Gợi một thiên nhiên lâu đời, nguyên thuỷ, khoáng đạt, nên thơ, thanh tĩnh qua nghệ thuật MT, sử dụng từ láy, phép so sánh

=> Ca ngợi vẻ đẹp Côn Sơn.

2. Con người giữa cảnh vật Côn Sơn:

Với điệp từ “ta” nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi nơi đẹp của Côn Sơn.

- Ca ngợi tam hồn cao đẹp, thanh thản tràn đầy thi hứng trước vẻ đẹp của Côn Sơn, sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên đẹp trong lành.

Ghi nhớ: Sgk 81

Đánh giá bài viết
1 183
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm