Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 19

Giáo án sách Cánh Diều lớp 2 môn Tiếng Việt

Nhằm giúp quý thầy cô giảng dạy bộ sách Cánh Diều mới, VnDoc.com xin giới thiệu mẫu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 19. Đây là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 mới. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý : Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Nhóm tài liệu học tập lớp 2 để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập toàn bộ các môn học lớp 2.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY SÁCH CÁNH DIỀU - Tuần 19

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19: BẠN TRONG NHÀ

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (15 phút)

GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ các con vật ở SHS trang 3, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

Giáo án điện tử sách Cánh Diều lớp 2 môn Tiếng Việt tuần 19

- Bài tập 1: Hãy gọi tên các con vật dưới đây, nói điều em biết về các con vật đó?

+ GV mời một nhóm (2 HS) chỉ hình và nói tiếp nối.

+ HS trả lời:

(1): Đây là con hổ. Hổ sống trong rừng. Nó là con vật rất hung dữ.

(2): Đây là con gấu. Gấu sống trong rừng. Trong nhiều phim, nó rất hiền. Nhưng thực ra, nó rất hung dữ.

(3): Đây là sư tử. Nó rất hung dữ.

(4): Đây là bò và bê. Mẹ bò và con là bê đang gặm cỏ non.

(5) : Đây là hươu cao cổ. Cổ nó rất dài. Nó thường sống ở châu Phi. Nó rất hiền.

(6): Đây là gà trống, gà mái và đàn gà con. Người ta nuôi gà để lấy trứng và thịt.

(7): Đây là con lợn (heo). Lợn được nuôi rất nhiều ở quê. Người ta thường nuôi lợn để ăn thịt.

(8): Đây là chim bồ câu. Chim bồ câu có thể giúp con người đưa thư.

(9): Đây lả vịt mẹ và vịt con. Vịt thích bơi lội dưới ao. Người ta thường nuôi vít để lấy trứng và thịt.

(10): Đây là con chó. Chó là bạn rất gân gũi với con người.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- Bài tập 2: Xếp tên các con vật trên thành 2 nhóm:

a) Những con vật được nuôi trong nhà (vật nuôi).

b) Những con vật không được nuôi trong nhà.

+ GV mời đại diện 2 HS trả lời:

+ HS trả lời:

a) Những con vật được nuôi trong nhà (vật nuôi): gà, bò, bê, vịt, bồ câu, lợn, chó.

b) Những con vật không được nuôi trong nhà (động vật hoang dã): gấu, sư tử, hổ, hươu cao cổ.

- GV giới thiệu bài học: Bài học này sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về những người bạn trong nhà. Chắc các em đã đoán được bạn trong nhà là những ai. Đó chính là những con vật được con người nuôi trong nhà như: con gà, con vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, con chó, con mèo, con trâu, con bò, con ngựa,... Tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu các vật nuôi trong nhà. Có những người bạn này trong nhà, cuộc sống cùa các em sẽ thêm vui.

BÀI ĐỌC 1: ĐÀN GÀ MỚI NỞ (55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngừ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương. Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, vui. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. Tốc độ đọc 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài: líu ríu chạy, hòn tơ, dập dờn. Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đáng yêu của đàn gà mới nở và tình cảm âu yếm, sự che chở của gà mẹ với đàn con.

- Nhận diện được từ chỉ đặc điểm, trả lời CH Thế nào?.

- Luyện tập về dấu phẩy.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

- Năng lực riêng:

· Nhận diện được một bài thơ.

· Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

- Yêu quý những vật nuôi trong nhà.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng các CH, BT.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

b. Đối với học sinh

- SHS.

- VBT Tiếng Việt 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài thơ các em học hôm nay viết về một loài vật được nuôi trong nhà. Đó là bài Đàn gà mới nở. (GV chỉ tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ mẹ con đàn gà). Qua bài thơ, các em sẽ thấy đàn gà mới nở đẹp và đáng yêu như thế nào, chúng được gà mẹ âu yếm, chăm sóc, bảo vệ ra sao.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Đàn gà mời nở SHS trang 4 với giọng đọc âu yếm, vui tươi.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài thơ: Giọng đọc âu yếm, vui tươi. Hai khố thơ cuối đọc với nhịp trải dài tả vẻ đẹp của đàn gà con, niềm hạnh phúc của mẹ con gà trong buổi trưa thanh bình.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: líu ríu chạy, hòn tơ, dập dờn.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối hai dòng thơ một. GV chỉ định một HS đầu bàn / đầu dãy đọc, sau đó lân lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lông vàng, yêu chú lắm, đi lên, líu ríu, lăn tròn, mát dịu, đôi cánh, ngẩng đầu, thong thả, hòn tơ, lăn tròn, gió mát...

+ GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 khổ thơ.

+ GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

+ GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS thảo luận và trả lời câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang 4.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong phần Đọc hiểu SHS trang 4.

+ HS1 (Câu 1): Tìm những khổ thơ tả:

a. Một chú gà con.

b. Đàn gà con và gà mẹ.

+ HS2 (Câu 2): Gà mẹ làm gì để che chở cho gà con?

+ HS 3 (Câu 3): Hãy tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con?

- GV yêu cầu từng cặp HS: em hỏi - em đáp, trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối tả cảnh mẹ con gà làm gì?

- GV chốt lại nội dung bài thơ và hỏi HS: Qua bài thơ', các em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục đích: HS tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, đặt được dấu phẩy vào đùng vị trí trong câu.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi phần Luyện tập SHS trang 5.

+ HS1 (Câu 1): Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong những câu sau:

Lông/vàng/mát dịu

Mắt/đen/sáng ngời

+ HS2 (Câu 2): Các từ nói trên trả lười cho câu hỏi nào? Trong các câu trên, chúng được dùng để tả những gì?

+ HS3 (Câu 3): Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau?

Gà lợn trâu bò,...là những vật nuôi trong nhà.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.

- GV mời đại diện một số HS báo cáo kết quả làm bài tập.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:

- GV yêu cầu mỗi tổ tiếp nối nhau đọc 1 khổ thơ của bài Đán gà mới nở.

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài thơ; tìm được từ ngừ chỉ đặc điếm trong câu thơ tả đàn gà mới nở.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Luyện đọc: Bồ câu tung cánh.

- HS quan sát tranh, lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc lời giải nghĩa:

+ Líu ríu chạy: chạy như dính chân vào nhau.

+ Hòn tơ: cuộn tơ (tơ: sợi rất mảnh, mượt).

+ Dập dờn: chuyển động lúc lên lúc xuống nhịp nhàng.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Khổ thơ 1 tả một chú gà con. Các khổ thơ 2, 3, 4, 5 tả đàn gà con và gà mẹ.

+ Câu 2: Khi ngẩng đầu nhìn lên, thoáng thấy bóng bọn diều, bọn quạ, gà mẹ dang đôi cánh cho đàn con nấp vào trong. Khi lũ diều, quạ đã đi, nguy hiểm đã qua, gà mẹ thong thả đi lên đầu, dắt đàn con bé tí líu ríu chạy sau.

+ Câu 3: Những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con: Lông vàng mát dịu. Mắt đen sáng ngời. Đàn con bé tí, líu ríu chạy sau. Đàn con như những hòn tơ nhỏ, chạy lăn tròn trên sân, trên cỏ.

- HS trả lời: Khổ thơ cuối tả cảnh mẹ con gà ngủ trưa. Đàn gà con ngủ trưa trong đôi cánh của mẹ. Chỉ nhìn thấy một rừng chân của gà con dưới bụng gà mẹ.

- HS trả lời: Qua bài thơi em hiểu nội dung bài thơ là đàn gà mới nở rất đáng yêu. Chúng được gà mẹ âu yếm, chăm sóc., che chợ, bảo vệ.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Các từ chỉ đặc điểm: vàng, mát dịu, đen, sáng ngời.

+ Câu 2: Các từ vàng, mát dịu, đen, sáng ngời đều trả lời cho câu hỏi Thế nào?: Lông thế nào? Mắt thế nào? Chúng được dùng đế tả bộ lông và đôi mắt của chú gà con.

+ Câu 3: Gà, lợn, trâu, bò,... là những vật nuôi trong nhà. Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng ngăn cách các từ ngữ có cùng nhiệm vụ trong câu: gà - lợn - trâu - bò; giúp câu văn dễ hiểu, dễ đọc.

- HS đọc bài.

- HS chuẩn bị bài mới ở nhà.

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 19, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng Việt 2

    Xem thêm