Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 20

Giáo án sách Cánh Diều lớp 2 môn Tiếng Việt

Nhằm giúp quý thầy cô giảng dạy bộ sách Cánh Diều mới, VnDoc.com xin giới thiệu mẫu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 20. Đây là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 mới. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý : Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Nhóm tài liệu học tập lớp 2 để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập toàn bộ các môn học lớp 2.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY SÁCH CÁNH DIỀU - Tuần 20

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 20: GẮN BÓ VỚI CON NGƯỜI

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)

- GV dẫn dắt: Chủ điểm Bạn trong nhà tuần trước nói về những vật nuôi trong nhà (gà, vịt, bồ câu, chó, mèo, lợn,...). Trong tuần này, các em sẽ được học những bài văn, bài thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó thân thiết của con người với những con vật đó.

- GV yêu cầu 2HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 20

a. Có những vật nuôi nào trong tranh?

b. Các bạn nhỏ đang làm gì?

- HS trả lời:

a. Tên vật nuôi trong bức tranh: con mèo vằn lông vàng; con chó nhỏ; vịt mẹ đang tha thẩn trên sân cùng vịt con; gà trống, gà mái cùng đàn con đang đi trên sân. Gần nhà, bên đường, bò, bê đang gặm cỏ.

b. Các bạn nhỏ đang chơi đùa với con chó, con mèo trong nhà.

- GV dẫn dắt vào bài học: Qua bức tranh, em thấy tình cảm giữa con người với các vật nuôi trong nhà như thế nào? Hai anh em bạn nhỏ rất yêu quý các con vật. Các con vật trong nhà cũng rất quấn quýt với hai anh em. Đây là bức tranh đầm ấm tình cảm giữa hai anh em bạn nhỏ với các vật nuôi trong nhà: Con người và các vật nuôi quân quýt bên nhau. Các vật nuôi rất gắn bó với con người.

BÀI ĐỌC 1: CON TRÂU ĐEN LÔNG MƯỢT (Trích) (60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Đọc lưu loát với giọng tình cảm bài thơ Con trâu đen lông mượt; phát âm đúng các từ ngừ; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, mỗi dòng, mỗi khổ thơ.

- Hiểu được nghĩa của từ ngữ. Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm gắn bó thân thiết của bạn nhỏ với con trâu. Bạn nhỏ yêu quý con trâu, chăm sóc và trò chuyện với con trâu như một người bạn thân tình.

- Nhận biết từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, xếp đúng các từ ngữ vào nhóm thích hợp: chỉ sự vật, chi đặc điểm.

- Nhận biết câu khiến (những câu thơ nào là lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu).

2. Năng lực

- Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

- Năng lực riêng: Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

- Yêu quý những vật nuôi trong nhà.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

2. Đối với học sinh

- SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Gắn bó với con người, các em sẽ học bài thơ Con trâu đen lông mượt. Tực ngừ Việt Nam có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trong các vật nuôi, con trâu là vật nuôi quan trọng nhất của người nông dân. Qua bài thơ, các em sẽ thấy tình cảm gắn bó của con người với con trâu như thế nào.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Con trâu đen lông mượt với giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài thơ Con trâu đen lông mượt: Giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm. Nhân giọng những tư ngữ gợi tả, gợi cảm: lông mượt, vênh vênh, cao lớn lênh khênh, đập đất ở 4 dòng thơ đầu. Nhanh hơn, tha thiết, ân cần với những câu hỏi, lời khuyên ở các dòng thơ còn lại.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: cỏ mật, cỏ gà, uống nước nhá, tỏ.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Từng HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (1 HS đọc liền 3 dòng 7, 8, 9). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. Chú ý các từ ngừ: lông mượt, đập đất, vất vả, nước mương, xanh mướt,...

+ Đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối (em 9, em 8 dòng thơ).

+ Thi đọc tiếp nối các đoạn của bài thơ (cá nhân, bàn, tổ).

+ Cả lớp đọc đồng thanh (cả bài).

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang 13.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bài thơ là lời của ai?

+ HS2 (Câu 2): Tìm từ ngữ tả hình dáng con trâu trong 4 dòng thơ đầu?

+ HS3 (Câu 3): Cách trò chuyện của bạn nhỏ thể hiện tình cảm với con trâu như thế nào?

- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi - đáp.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS sắp xếp được các từ vào nhóm thích hợp, tìm được những lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 2 bài tập.

+ HS1 (Câu 1): Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp

+ HS2 (Câu 2): Tìm những câu là lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu:

a. Trâu ơi, ăn cỏ mật

Hay là ăn cỏ gà?

b. Đừng ăn lúa đồng ta.

c. Trâu ơi, uống nước nhá.

d. Trâu cứ chén cho no khỏe.

Ngày mau cày cho khỏe.

- GV yêu cầu HS làm bài bài vào Vở bài tập.

- GV gắn lên bảng lớp 24 thẻ từ để HS 2 nhóm thi tiếp sức xếp các từ vào nhóm thích hợp.

- GV mời 2 HS đứng dậy trả lời câu 2.

Hoạt động 4: Học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu

a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu.

- GV mời 1-2 HS xung phong đọc trước lớp.

- GV hướng dẫn HS có thể về nhà tự học thuộc lòng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần giải nghĩa:

+ Cỏ mật: cỏ mọc cao thành bụi, lá khi khô có mùi thơm như mật.

+ Cỏ gà: cỏ thường có chỗ phình ra ở đầu chồi non, trẻ con hay lấy làm trò chơi “trọi gà”.

+ Uống nước nhá: uống nước nhé.

+ Tỏ: sáng rõ, soi rõ.

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS hỏi - đáp, tìm câu trả lời.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Bài thơ là lời của bạn nhỏ chăn trâu nói với con trâu.

+ Câu 2: Từ ngữ tả hình dáng con trâu trong 4 dòng thơ đầu: Con trâu màu đen, có bộ lông mượt. Nó cao lớn lênh khênh. Cặp sừng vênh vênh. Chân đi như đập đất.

+ Câu 3: Cách trò chuyện của bạn nhở the hiện bạn nhỏ rất yêu quý con trâu, nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết.

- HS trả lời: Bài thơ nói về tình cảm gắn bó thân thiết của bạn nhỏ với con trâu, tình cảm gắn bó của người nông dân với con trâu - con vật được nuôi trong nhà, giúp đỡ nông dân làm những công việc nhà nông vất vả như cày bừa, kéo xe và các vật nặng.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở.

- HS thi tiếp sức:

+ Từ chỉ sự vật: trâu, sừng, nước, Mặt Trời, Mặt Trăng.

+ Từ chỉ đặc điểm: đen, mượt, vênh vênh, trong, hồng, tỏ, xanh.

- HS trả lời: Câu a và c là câu hỏi; câu b và d là lời khuyên.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 20, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.

Đánh giá bài viết
3 1.034
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Tiếng Việt 2

    Xem thêm