Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 - Bài 1: Tác phong của người Hà Nội

Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 bài 1

VnDoc xin giới thiệu Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 - Bài 1: Tác phong của người Hà Nội được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm nhằm cung cấp mẫu giáo án điện tử lớp 8 chất lượng đến các thầy cô. Hi vọng giáo án văn minh, thanh lịch lớp 8 này với những bài soạn hay và chất lượng sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Sau đây là tài liệu mời quý thầy cô cùng tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 1: TÁC PHONG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

I. Mục tiêu bài học:

  • Giúp học sinh hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh.
  • Rèn luyện tác phong thanh lịch văn minh trong sinh hoạt, giáo tiếp, học tập và trong lao động.
  • Luôn có ‎ thức rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình, ngoài xã hội.
  • Văn minh thanh lịch với thầy cô, bạn bè.

II. Phương tiện thực hiện:

  • Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án, tranh ảnh minh họa.
  • Trò: SGK, vở ghi.

III. Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận.

IV. Tiến trình bài dạy:

A. Tổ chức: 8D

B. Kiểm tra bài cũ: Không

C. Bài mới: GV vào bài

- GV đưa ra 1 bức tranh thể hiện hành vi có văn hóa (hai học sinh nhặt rác bỏ vào thùng rác….)

H. Nhận xét hành vi trong tranh.

- GV thuyết trình:

+ Thế nào là tác phong thanh lịch văn minh

+ Tác phong thanh lịch văn minh của người Hà nội.

- GV lấy ví dụ:

Trong giao tiếp: Hai học sinh khi đi trên cầu thang, nhìn thấy thầy cô, các em đứng lại, cúi đầu lễ phếp chào thầy, rồi tránh sang 1 bên mời thầy cô đi.

a. Ứng xử với thiên nhiên, môi trường: Một nhóm học sinh đang đi chơi trong công viên, bỗng các em nhìn thấy một vài bạn trai đang đùa nhau gần vườn hoa, một bạn trai chạy vào hái bông hoa ném bạn. Các bạn liền lại gần và nhắc nhở.

H. Thế nào là tác phong thanh lịch văn minh?

- GV kể những câu chuyện về con người HN vừa hiểu biết, hài hòa, vừa ân cần, tế nhị nhưng lại rất khiêm nhường và ham học hỏi,…

VD: Bạn lớp trưởng lớp 9A, 8A….

- GV treo tranh về việc ngăn nắp trong học tập của HS,một căn phòng luộm thuộm, chăn không gấp, bàn học vứt sách vở bừa bãi.

- NX tranh.

H. Qua những bức tranh trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

- GV đưa ra lời khuyên: “Trong sinh hoạt cá nhân, giữ nề nếp là một thói quen tốt. Chẳng hạn, đồ đạc dùng xong bao giờ cũng để vào đúng nơi quy định”

- GV đưa tình huống: Đã đến giờ đi học mà bạn An vẫn chưa tìm thấy cuốn vở bài tập của mình đâu

H. Em có nhận xét gì việc làm của bạn An?

- HS đưa ra nhận xét

- Nên làm như thế nào?

Gv đưa ra tình huống:

Thảo luận nhóm:

N 1, 3, 5 tình huống 1.

N 2, 4, 6 tình huống 2

H. Nhóm em rút ra bài học gì qua tình huống trên?

Ghi nội dung đã thảo luận ra nháp

-> Nhóm trưởng báo cáo -> nhóm khác đánh giá, nhận xét, bổ sung.

- GVKL.

TH1: Khi đến giờ trống tập trung xếp hàng, hết hồi trống, các bạn hs đã nhanh chóng tập trung thành hàng ngay ngắn trước sân trường, chỉ còn một nhóm bạn vừa ăn quà vừa lững thững đi phía sau, gây sự chú ‎ ý của rất nhiều bạn khác và đã bị bạn sao đỏ nhắc nhở.

TH2: Trong giờ kiểm tra 15’ Toán, bạn Nam chưa đọc kĩ yêu cầu của bài, chưa đến 10’ bạn đã hãnh diện mang bài lên nộp mà không cần soát lại. Các bạn nhìn Nam đầy vẻ khâm phục. Nhưng kết quả không như bạn tưởng, bạn chỉ nhận được một con “Năm” to tướng.

- GV hướng dẫn các em cách sắp xếp thời gian biểu sao cho hợp lí, khoa học. (trong ngày, trong tuần ….)

- GV xác định cho hs hiểu rõ mục đích của việc học => phải biết coi trọng việc học và coi trọng thực học. Học hành phải chăm chỉ, sáng tạo, tự giác, nghiêm túc và tích cực

- GV: “Hai bạn gái vừa đi xe đạp, vừa nói chuyện to, cười đùa ầm ĩ, nhiều người đi qua đều quay lại nhìn họ”.

H. Em có nhận xét gì về tình huống trên?

GVchốt: Cần chú trọng lời ăn tiếng nói, thái độ của bản thân khi giao tiếp, ứng xử, không nói to, cười to, biết tôn trọng, lắng nghe chia sẻ….

I. Tác phong thanh lịch, văn minh – nét đẹp của người Hà Nội:

1. Tác phong thanh lịch, văn minh:

- Tác phong thanh lịch, văn minh: Là tác phong của con người có hành vi văn hóa, biết cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn, gây được thiện cảm với người khác.

2. Tác phong thanh lịch, văn minh của người Hà Nội:

II. Rèn tác phong thanh lịch văn minh:

1. Trong sinh hoạt: gọn gàng, ngăn nắp

Trong sinh hoạt cá nhân, giữ nề nếp là một thói quen tốt. Chẳng hạn, đồ đạc dùng xong bao giờ cũng để vào đúng nơi quy định

2. Trong đi đứng, hoạt động: nhanh nhẹn, tháo vát:

- Người thanh lịch văn minh có tác phong nhanh nhẹ tháo vát trong việc đi lại và giải quyết công việc. Tất nhiên không phải là vội vàng hấp tấp, mà vẫn phải cẩn trọng.

3. Trong lao động: Khoa học, sáng tạo

- Trong lao động, người thanh lịch văn minh thể hiện vừa nhanh nhạy, sáng tạo vừa chắc chắn hợp lí cho những việc khác nhau.

4. Trong học tập: Nghiêm túc, tích cực

5. Trong giao tiếp, ứng xử: cởi mở, lịch sự

D. Củng cố:

  • GV khái quát bài học.
  • Thế nào là tác phong thanh lich, văn minh?
  • Tìm và liệt kê những biểu hiện nghiêm túc, tích cực trong học tập.

E. HDHT ở nhà:

  • Học bài theo nội dung bài học vận dụng trong cuộc hàng ngày.
  • Đọc trước bài 2: Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội.

Trên đây VnDoc đã chia sẻ Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 - Bài 1: Tác phong của người Hà Nội nhằm cung cấp mẫu giáo án điện tử lớp 8 chất lượng đến các thầy cô. Hi vọng giáo án lớp 8 này với những bài soạn hay và chất lượng sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

...................................

Ngoài Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 - Bài 1: Tác phong của người Hà Nội, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi, học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 5.695
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm