Giáo án Sinh học lớp 11 bài 31: Tập tính của động vật
Giáo án môn Sinh học lớp 11
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 31: Tập tính của động vật để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 30: Truyền tin qua Xinap
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 31: Tập tính của động vật (tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa tập tính.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được.
- Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
Hình vẽ: 31.1, 31.2 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- + SGK tìm tòi.
- + Vấn đáp gợi mở.
- + Trực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung ghi bảng |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tập tính là gì? TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Tập tính là gì? TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại tập tính TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi + Có mấy loại tập tính, là những loại nào? + Thế nào là tập tính bẩm sinh. Lấy Vd minh họa. TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi + Thế nào là tập tính học được. Lấy Vd minh họa. + Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được TT5: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở thần kinh của tập tính. TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 31.2 trả lời câu hỏi + Cơ sở thần kinh của tập tính là gì? + Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào yếu tố nào? TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận | I. TẬP TÍNH LÀ GÌ? - Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH - Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được. 1. Tập tính bẩm sinh: - Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. - Vd: Nhên chăng tơ. 2. Tập tính học được: - Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. - Vd: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại. III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH. - Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. - Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi. - Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi.. Khi số lượng các xi náp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng. |
3. Củng cố:
Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh với tập tính học được.
Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng
a) Sáo, vẹt nói được tiếng người. Đây thuộc loại tập tính
- Học được. C. Bản năng.
- Bẩm sinh. D. Vừa là bản năng vừa là học được.
b) Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính
- Học được. C. Bản năng.
- Bẩm sinh. D. Vừa là bản năng vừa là học được
c) Cơ sở sinh học của tập tính là
- cung phản xạ C. hệ thần kinh
- phản xạ D. trung ương thần kinh.
d) Cơ sở khoa học của việc huấn Luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập
- cung phản xạ. C. phản xạ không điều kiện.
- các tập tính. D. các phản xạ có điều kiện.
4. Bài tập về nhà:
Trả lời câu hỏi SGK