Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy nêu lên ý kiến của em về câu: "Sống phải hoà nhã"

Văn mẫu lớp 9: Hãy nêu lên ý kiến của em về câu: "Sống phải hoà nhã" được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Ý kiến của em về câu: "Sống phải hoà nhã" mẫu 1

Ai cũng muốn sống đẹp, cũng muốn làm người tốt được mọi người tôn trọng, kính nể. Câu châm ngôn: “Sống phải hoà nhã” đã nêu lên một cách sống và cách tu dưỡng đạo đức đối với mọi người.

Thế nào là hoà nhã? - Hoà nhã nghĩa là ôn hoà, là nhã nhặn. Hoà nhã thể hiện ở cách sống, cách ứng xử, ở lời nói và cử chỉ: nói năng hòa nhã, thái độ hoà nhã. Các nhà nho ngày xưa đã coi trọng hoà nhã, nêu cao hoà nhã lên hàng đầu trong ứng xử, theo phương châm: “Hoà nhã vi tiên”. Có lịch thiệp mới hoà nhã.

Hoà nhã là một đức tính, thể hiện một phong cách nho sĩ, phong cách quân tử mà cổ nhân đề cao. Ngày nay, hoà nhã càng cần được coi trọng, vì nó làm nổi bật tính cách, lối sống văn minh, lịch sự. Có coi trọng tình người mới biết hoà nhã trong ứng xử. Không vội vàng hấp tấp. Không hồ đồ, nổi nóng. Không thô lỗ cục cằn, áp chế người, đe dọa người. Không khiếm nhã. Câu tục ngữ sau đây đã chỉ rõ thế nào là hoà nhã, thế nào là khiếm nhã của hai tính cách, hai loại người mà ta thường thấy trong xã hội:

-“Đất tốt trồng cây rườm rà,

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”.

-“Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điều phàm phu”.

Qua đó, ta biết người thanh lịch là người hoà nhã nên mới ăn nói dịu dàng trong ứng xử. Trái lại, kẻ thô tục chỉ nói điều phàm phu!

Vì biết tự trọng và biết tôn trọng, quý trọng người nên mới biết sống hòa nhã. Không áp đặt, không cửa quyền, không hống hách. Không “mày / tao” với bất cứ ai bao giờ! Không nổi nóng, không “ăn / thua” với ai! Lúc nào cũng ôn hòa, nhẹ nhàng, coi trọng tình người. Trong bất cứ việc gì cũng quan niệm, cũng lấy phương châm “được người, được việc”. Lúc nào cũng khiêm tốn, tươi vui.

Người hoà nhã đi đứng khoan thai, ung dung, rất nhân ái, độ lượng,... Họ không tranh thắng, tranh lợi với ai. Họ từ tốn, nói ít mà nghe nhiều. Họ có cái tâm đẹp, nên nhẹ nhàng “xin lỗi” lúc vô ý làm điều sơ suất nhỏ, họ biết nói lên hai tiếng “cảm ơn” khi được thụ ân.

Trong xã hội mới, trong nền kinh tế thị trường, mỗi chúng ta cần có nhiều phẩm chất khác, nhưng hoà nhã luôn là một đức tính đẹp trong giao tiếp, ứng xử.

Sống hòa nhã là để xây dựng tình bạn, tình nhận ái. Hoà nhã là một đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần tu dưỡng, rèn luyện. Con người mới, con người có nhân cách văn hoá cần biết sống hòa nhã.

Ý kiến của em về câu: "Sống phải hoà nhã" mẫu 2

Thế nào là hoà nhã? – hoà nhã nghĩa là ôn hoà, là nhã nhặn. Hoà nhã thể hiện ở cách sống, cách ứng xử, ờ lời nói và cử chỉ: nói năng hòa nhã, thái độ hoà nhã. Các nhà nho ngày xưa đã coi trọng hoà nhã, nêu cao hoà nhã lên hàng đầu trong ứng xử, theo phương châm: “Hoà nhã vi liên”. Có lịch thiệp mới hoà nhã.

Hoà nhã là một đức tính, thể hiện một phong cách nho sĩ, phong cách quân tử mà cổ nhân đề cao. Ngày nay, hoà nhã càng cần được coi trọng, vì nó làm nổi bật tính cách, lối sống văn minh, lịch sự. Có coi trọng tình người mới biết hoà nhã trong ứng xử. Không vội vàng hấp tấp. Không hổ đồ, nổi nóng, Không thể cục cằn, áp chế người, đc dọa người. Không khiếm nhã. Câu tục ngữ sau đây đã chỉ rõ thế nào là hoà nhã, thế nào là khiếm nhã của hai tính cách, hai loại người mà ta thường thấy trong xã hội:

“Đất tốt trồng cây rườm rà,

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng’.

“Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điều phàm phu”.

Qua đó, ta biết người thanh lịch là người hoà nhã nên mới ăn nói dịu dàng trong ứng xử. Trái lại, kẻ thô tục chỉ nói điều phàm phu!

Vì biết tự trọng và biết tôn trọng, quý trọng người nên mới biết sống hòa nhã. Không áp đặt. không cửa quyền, không hống hách. Không “mày, tao” với bất cứ ai bao giờ! Không nổi nóng, không “ăn / thua” với ai! Lúc nào cũng ôn hòa, nhẹ nhàng, coi trọng tình người. Trong bất cứ việc gì cũng quan niệm, cũng lấy phương châm “được người, được việc”. Lúc nào cũng khiêm tốn, tươi vui.

Người hoà nhã đi đứng khoan thai, ung dung, rất nhân ái, độ lượng,… Họ không tranh thắng, tranh lợi với ai. Họ từ tốn, nói ít mà nghe nhiều. Họ có cái tâm đẹp, nên nhẹ nhàng “xin lỗi” lúc vô ý làm điều sơ suất nhỏ, họ biết nói lên hai tiếng “cảm ơn” khi được thụ ân.

Trong xã hội mới. trong nền kinh tế thị trường, mỗi chúng ta cần có nhiều phẩm chất khác, nhưng hoà nhã luôn là một đức tính đẹp trong giao tiếp, ứng xử.

Sống hòa nhã là để xây dựng tình bạn, tình nhân ái. Hoà nhã là một đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần tu dưỡng, rèn luyện. Con người mới, con người có nhân cách văn hoá cần biết sống hòa nhã.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Hãy nêu lên ý kiến của em về câu: "Sống phải hoà nhã" cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 153
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm