Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Tгầи Miин Qцâи Lịch Sử
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vợ nhặt

    Đâu là nguyên nhân của não trạng ‘phân biệt chủng tộc’? Có một hiện tượng đáng chú ý là khi một nhóm người bị khinh miệt, chính họ lại có nguy cơ gia tăng lòng phân biệt chủng tộc đối với các nhóm thấp kém hơn, như một cách tự nâng mình lên để giải toả sự ẩn ức. Nhưng nhìn chung, có thể nói nguyên nhân chính yếu khiến người ta dễ khinh thường người khác hay dân tộc khác là vì họ cho rằng mình thông mình hơn, tài giỏi hơn, dân tộc mình tiến bộ hơn, văn minh hơn.

    Nhưng liệu thật sự có phải có những dân tộc thông minh thượng đẳng bên cạnh những dân tộc thấp kém trí tuệ? Có lẽ những bước phát triển của công nghệ đã khiến người ta loá mắt, và sự giải thích sai lầm trong quá khứ của thuyết tiến hoá và ngành di truyền học đã gây ra một tâm thức chung rằng những dân tộc nào còn sơ khai về khoa học và công nghệ chính là những dân tộc có gen di truyền kém cỏi hơn về trí tuệ. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nhân loại ở tầm mức đủ xa và đủ rộng, đến cả trước thời gian xuất hiện chữ viết (cách nay tầm 5000 năm), chắc hẳn chúng ta sẽ có quan niệm khác. Như nhà nghiên cứu nổi tiếng Jared Diamond đã chỉ ra, không hề có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy có sự khác biệt về khả năng trí tuệ ở tầm mức sinh học giữa các dân tộc trên thế giới. Nói cách khác, về cơ bản chẳng có dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào. Sự khác biệt về tiến bộ khoa học kỹ thuật không đến từ yếu tố di truyền chủng tộc, mà từ các điều kiện tự nhiên và diễn trình lịch sử, đúng như nhận xét xác đáng của Jared Diamond trong Súng, vi trùng và thép: “nguyên nhân nằm ở những ngẫu nhiên về địa lý và địa sinh học, cụ thể là sự khác biệt giữa hai lục địa [châu Âu và châu Phi] về diện tích, trục chính, chủng loại cây dại và thú hoang ở đó… Diễn trình lịch sử của mỗi dân tộc một khác, đấy là do những khác biệt giữa môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải do những khác biệt sinh học giữa bản thân các dân tộc đó.”
    Còn thế nào là văn minh, thế nào là tiến bộ? Tiêu chuẩn văn minh – tiến bộ lại do chính những người, những nước có sức mạnh về quân sự và khoa học kỹ thuật phát triển tự đặt ra. Vì vậy, thước đo căn bản của loại văn minh này chính là những bước tiến về khoa học công nghệ của một nhóm người, vốn kéo theo cấu trúc xã hội và hệ thống luật lệ để vận hành, cùng những gì tích hợp theo nó mà chúng ta có thể gọi chung là ‘văn hoá’. Chắc hẳn rằng cái hệ thống được xây đắp qua bao nhiêu thế kỷ đó có nhiều giá trị xứng đáng được gọi là văn minh. Nhưng liệu rằng những giá trị khác ngoài nó không được gọi là văn minh ư? Nói cho cùng, thước đo cho trí tuệ văn minh và khôn ngoan đích thật của con người phải thể hiện ở ‘chất lượng cuộc sống’, qua những yếu tố căn bản: hiểu biết và hài hoà với thiên nhiên, tương quan tốt lành với tha nhân, phát triển tính tự do và lòng thiện tâm (hay đời sống thiêng liêng nói chung). Xét trên nền tảng này, liệu chúng ta có gì hơn khi so sánh với những sắc dân sơ khai về mặt công nghệ, với những nhóm người có đời sống còn mang tính ‘săn bắt hái lượm’ và có cấu trúc xã hội kiểu bộ lạc? Liệu ta còn dám lớn tiếng tự khen mình là ‘văn minh’, khi nhìn lại sự lệ thuộc của mình vào cấu trúc xã hội hiện đại, vào những lối sống bị kiểm soát bởi công nghệ, những tội ác giết hại giữa con người với nhau, và một môi trường bị huỷ hoại?

    0 08/03/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Huệ Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    mineru

    Nói đến những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, em liền nghĩ ngay đến Hai bà Trưng - hai người phụ nữ vô cùng tài giỏi và mạnh mẽ.

    Hai Bà Trưng là hai chị em tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Là phận nữ nhi, nhưng cả hai bà đều giỏi việc binh đao, chiến sự. Vốn hai bà là người cai quản vùng đất Mê Linh rộng lớn, lại có lòng căm thù giặc nên khiến chúng e sợ, lập mưu giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Hành động này chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, khiến lòng căm thù giặc của hai bà bùng lên dữ dội. Thế là hai bà quyết vũng lên, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi kẻ thù. Nhờ tài thao lược và sự tài giỏi của mình, đội quân của Hai Bà Trưng ngày càng lớn mạnh nhờ sự ủng hộ và tham gia của nhiều thế lực khác. Đội quân của Hai Bà Trưng thế như chẻ tre, nhanh chóng đuổi sạch quân thù, dành lại độc lập cho dân tộc. Chiến thắng vang dội ấy như một đòn đánh mạnh vào kẻ địch. Tuy chính quyền độc lập không tồn tại lâu, bởi quân giặc phương Bắc lại lần nữa trở về với lực lượng hùng mạnh hơn. Dù vậy, Hai Bà Trưng vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và quyết nhảy vực tự vẫn chứ không để rơi vào tay giặc.

    Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng vĩ đại của lịch sử nước ta. Chính hai bà đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước và niềm tin chiến đấu mãnh liệt cho biết bao người dân. Từ đó, tạo nên làn sóng khởi nghĩa mạnh mẽ của nhân dân ta, cho đến khi hòa bình lần nữa được lập lại.

    0 08/03/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thuthuy Duong Lịch Sử
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Song Tử

    a) Lần 1:

    - Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.

    - Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng.

    - Nhà Trần thực hiện "vườn không nhà trống", quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ chiếm được một tòa thành trống rỗng.

    - Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy về nước.

    => Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

    b) Lần 2:

    - Tháng 1/1285, hơn 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

    - Sau một số trận chiến ở vùng biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) => Quân Thoát Hoan bao vây, tấn công Vạn Kiếp.

    - Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân ở Thăng Long thực hiện lệnh "vườn không nhà trống" của triều đình.

    - Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Đồng thời, Thoát Hoan cho quân đánh xuống phía nam, tạo thành thế "gọng kìm" hòng tiêu diệt nhà Trần.
    - Quân dân nhà Trần kiên cường chiến đấu, phá vỡ kế hoạch của giặc. Quân Nguyên buộc phải rút về Thăng Long chờ tiếp viện trong tình cảnh thiếu lương thực.

    - Tháng 5/1285, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) và tiến vào giải phóng Thăng Long. Quân giặc phải rút chạy về nước.

    => Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

    c) Lần 3:

    - Cuối tháng 12/1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta theo hai đường thủy, bộ.

    - Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

    - Cuối tháng 1/1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long nhưng vẫn trúng kế “vườn không nhà trống” của nhà Trần nên lâm vào tình thế khó khăn. Do đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.

    - Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ:

    + Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quân Trần bố trí, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

    + Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.

    => Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên kết thúc thắng lợi.

    1 08/03/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Văn Quế Lịch Sử
    5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Chuột nhắt

    a) Nguyên nhân khởi nghĩa Lý Bí là gì?


    Nguyên nhân dẫn đến cuộc KN Lý Bí là do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương với nhân dân Giao Châu. Chúng thực hiện chính sách phân biệt đối xử với người Việt, nhân dân phải chịu tô thuế nặng nề khiến đời sống dân khổ cực.

    Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các châu để dễ cai trị, các chức vụ quan trọng được những người thuộc tôn thất nhà Lương hoặc những người trong dòng họ lớn nắm giữ, còn người Việt chỉ giữ những chức vụ nhỏ, không được tham gia vào việc cai quản.

    Thứ sử Tiêu Tư ở Giao Châu tăng cường bóc lột của cải của nhân dân bằng cách đưa ra nhiều thứ thuế vô lý bắt người dân phải thực hiện, dẫn đến sự oán thán của dân.

    b) Kết quả:

    - Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngôi làm hoàng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.


    - Lý Nam Đế xây dựng triều đình mới với 2 ban: ban văn và ban võ. Ban võ do Phạm Tu đứng đầu, ban văn do Tinh Thiều. Đây được coi là 2 cánh tay đắc lực giúp vua cai quản mọi việc.

    c) Ý nghĩa:

    - Ý nghĩa lớn nhất của cuộc KN Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.

    - Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.

    - Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh, tinh thần anh dũng chiến đấu của nghĩa quân.

    - Quân ta luôn trong thế chủ động đánh giặc, có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.

    - Nghĩa quân luôn giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, sự đoàn kết trong toàn quân, giữ quân và dân.

    2 06/03/23
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Phương Mai Lịch Sử
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

    Mình thấy ở đây có câu trả lời nè https://vndoc.com/lich-su-6-bai-8-an-do-co-dai-237337#mcetoc_1gaj2969t12

    1 06/03/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Dân Hà Quang Lịch Sử
    8 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sói già

    Nelson Rolihlahla Mandela (18/7/1918 - 5/12/2013) là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi

    0 06/03/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Friv ッ Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cún ngốc nghếch

    - Giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử

    + Tự mình thực hiện và lãnh đạo nhân dân lao động thực hiện một cuộc cách mạng xã hội để tự giải phóng mình và giải phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột;

    + Đồng thời, xây dựng chế độ xã hội mói - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

    - Vì sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử đó ?

    Theo quan điểm duy vật lịch sử, sứ mệnh lịch sử của một giai cấp không phải do ý muốn chủ quan quy định mà trái lại, được quy định bởi những điều kiện khách quan của lịch sử; đồng thời cũng chính điều kiện lịch sử khách quan đó là cơ sở khách quan tạo cho giai cấp đó có được những đặc điểm chính trị - xã hội mang tính cách mạng có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy.

    Chứng minh:

    Thứ nhất, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất; trong đó, người lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa hay trong bất cứ một xã hội nào dựa trên sự phát triển của nền đại công nghiệp thì lực lượng sản xuất hàng đầu của nó vẫn là người công nhân. Chính người công nhân là đại biểu cho sự phái triển của lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của thời đại ngày nay; không có một giai cấp nào có thể thay thế địa vị đó.
    Chú ý: ở đây là nói người công nhân với tư cách là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa; nó đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến của xã hội hiện thời và xã hội tương lai.


    Thứ hai, trong các giai cấp, tầng lớp xã hội đối lập (mâu thuẫn) giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp ở vào địa vị mâu thuẫn trực tiếp nhất và có tính đối kháng. Điều này khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp có tính cách mạng triệt để nhất trong cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị, áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản. Trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và giải phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi ách thống trị, áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân (với tư cách là giai cấp vô sản) không mất gì cả, ngoại trừ mất xiềng xích, còn nếu được thì dược cả thế giới.

    Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp, nhất là nền công nghiệp hiện đại, khiến cho giai cấp công nhân có được tính tở chức cao với kỷ luật chặt chẽ. Đồng thời, với sự phát triển mở rộng, có tính xã hội hoá cao của nền sản xuất công nghiệp khiến cho giai cấp công nhân có được mối quan hệ liên minh mang tính quốc tế của nó từ cơ sở của nền công nghiệp phát triển và nền kinh tế thị trưòng mở rộng có xu hướng quốc tế hoá. Mặt khác, đội ngũ của nó cũng không ngừng lớn mạnh nhờ quá trình phát triển của công nghiệp hoá ngày càng mở rộng trong phạm vi một quốc gia cũng như ở nhiều quốc gia khác nhau.

    Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp thuộc những người lao động, điều đó là cơ sở khách quan cho sự liên minh vững chắc và lâu dài giữa giai cấp công nhân với các giai cấp và tầng lớp lao động khác trong toàn xã hội, tạo thành lực lượng cách mạng của công cuộc cách mạng xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

    Thứ năm, giai cấp công nhân là giai cấp có được hệ tư tưởng khoa học của nó - đó là chủ nghĩa Mác - Lênin.

    0 01/03/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Như Huỳnh Lịch Sử
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gà Bông

    Mình cảm ơn ạ

    0 27/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thiên Long Nguyễn Hoàng Lịch Sử
    7 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Milky Nugget

    Văn Lang: Được coi là tên gọi Nhà nước đầu tiên cho Việt Nam. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở Phong Châu.

    0 27/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thiên Long Nguyễn Hoàng Lịch Sử
    7 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Liêm Quân Cà Mau
    0 26/02/23
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Loan Bịp Lịch Sử
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    chouuuu ✔

    Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê:

    Giai đoạn I (1885-1888)

    Đầu năm 1887, Phó tướng Cao Thắng nhận trách nhiệm chỉ huy, Phan Đình Phùng ra bắc tập kết lực lượng khi nhận thấy lực lượng nghĩa quân suy yếu

    Giai đoạn này cuộc khởi nghĩa Hương Khê chủ yếu tập trung chiêu tập binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, trang bị vũ khí cùng với việc củng cố căn cứ ở vùng rừng núi

    Nghĩa quân chế tạo súng trường theo mẫu Pháp

    Giai đoạn II (1889-1896)

    Lãnh đạo Phan Đình Phùng từ Bắc Kì trở về trong tháng 9 năm 1889.

    Cuộc khởi nghĩa Hương Khê lúc này đã có khoảng ngàn lính. Nhờ Cao Thánh chỉ huy mà lúc này đã có 500 khẩu súng tốt.

    Nhận thấy công cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị chu đáo, Phan Đình Phùng quyết định mở rộng đìa bàn khắp bốn tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh = > Làm cản trở quá trình thôn tính và đàn áp nhân dân ta của thực dân Pháp.

    Đối phó với hành động này, quân Pháp bố trí nhiều đồn lẻ phong tỏa khu vực nhằm cản trở hoạt động của nghĩa quân Hương Khê. Chỉ tính riêng ở Hương Khê đã có 20 đồn với 30 lính canh tại mỗi đồn

    Quân Pháp bị đánh trả, tập kích suốt một vùng rộng lớn từ Nghi Lộc, Thanh Chương đến Diễn Châu, Yên Thành. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong giai đoạn này đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ.

    Từ năm 1889, nghĩa quân Hương Khê liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi nhiều trận càn quét, đồng thời cũng chủ động tấn công với nhiều trận thắng như trận công đồn Trường Lưu vào tháng 5 năm 1890, trận tập kích tại thị xã Hà Tĩnh vào tháng 8 năm 1892.

    Sau nhiều trận thất bại, đầu năm 1892 thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét, đặc biệt là trận càn quét vào khu Hói Trùng và Ngàn Sâu vốn là căn cứ của tướng Cao Thắng.

    Nghĩa quân tiến đánh đồn Trung Lễ vào ngày 7 tháng 3 năm 1892. Nguyễn Hữu Thuận tiến đánh huyện Thanh Hà và bắt sống tri huyện, còn Cao Thắng cho quân giả lính khổ xanh bắt sống Đinh Nho Quang.

    Nguyễn Hữu Thành đã chỉ huy nghĩa quân Hương Khê đánh phá nhà lao và giải cứu được hơn 70 nghĩa sĩ bị cầm tù vào ngày 23 tháng 8 năm 1892.

    Tháng 11 năm 1893, Cao Thắng cùng 1.000 quân tấn công vào Nghệ An, tuy nhiên Cao Thắng bị thương rồi hy sinh gây tổn thất lớn cho nghĩa quân. Lợi dụng cơ hội này, quân Pháo siết chặt vòng vây, nghĩa quân cố gắng đánh trả nhưng thế lực suy yếu dần.

    Ngày 17 tháng 10 năm 1894, nghĩa quân giành thắng lợi trong trận chiến ở núi Vụ Quang.
    Ngày 28 tháng 12 năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi hy sinh.

    Những thủ lĩnh cuối cùng một phần bị tử trận, phần không chịu được quá lâu nơi rừng sâu nước độc, hoặc bị bắt rồi giết. Đến đây, khởi nghĩa Hương Khê tan rã.

    0 26/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thần Rồng Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mọt sách

    Tham khảo Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất: https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-lop-9-bai-14-158494#mcetoc_1dr8fqpb61

    0 24/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời