Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Vợ nhặt Lịch Sử
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Pé Thỏ

    Nguyễn Ái Quốc quyết chí ra đi tìm đường cứu nước là bởi vì:

    Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra những đều bị dập tắt và thất bại.

    Nguyễn Ái Quốc không nhất trí với chủ trương, con đường cứu nước của các bậc tiền bối.

    Nguyễn Ái Quốc muốn sang phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.

    0 24/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Chuột nhắt Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phạm Ba

    Ngày 21/6/1925 báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã ra số đầu tiên. Và sau này cũng lấy ngày 21/6/1925 làm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

    Vào thời điểm thành lập báo Thanh niên có trụ sở tại số nhà 13 nay là 248-250 đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây cũng là căn cứ quan trọng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Đông. Và cũng là trụ sở của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cũng như cơ quan ngôn luận của hội. Nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng Việt Nam trước khi có Đảng

    Báo Thanh niên không chỉ tuyên truyền đường lối chủ trương của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mà còn giới thiệu chủ nghĩa Mác Lê-nin, cách mạng tháng Mười Nga vào Việt Nam. Bên cạnh đó cũng giải thích đường lối của cách mạng Việt Nam lúc bây giờ. Tại thờ điểm ấy báo cũng đề cập tới vấn đề thành lập một chính Đảng ở Việt Nam.

    Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chính là tờ Báo Thanh niên. Cũng chính vì lẽ đó mà hoạt động của cơ quan này phục vụ cho mục tiêu chính trị của hội. Một trong những điều mà hội làm được chính là việc tuyên truyền đường lối của cách mạng Việt Nam. Cũng như định hướng cho việc thành lập một chính đảng ở Việt Nam.

    0 24/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ngoc Pham Lịch Sử
    1 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sếp trong nhà

    - Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Nam Phi nằm trong khối Liên hiệp Anh.

    - Năm 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.

    - Thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa A-pác-thai) trong hơn 3 thế kỉ ở Nam Phi.

    - Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen bền bỉ đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc, cộng đồng quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh cùa nhân dân da đen.

    - Tháng 12-1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp.

    - Tháng 4-1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-Xơn Man-đê-la đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên ở đây.

    - Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen.

    0 24/02/23
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • H Truc Lịch Sử
    7 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Hai lúa

    Em hãy nêu những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

    - Văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

    - Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời cổ đại là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

    - Khí hậu thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nên cư dân sớm xuất hiện và định cư, nền văn minh lúa nước sớm được hình thành.

    - Mặc khác đây cũng là khu vực có sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ đồng,…

    4 23/02/23
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Vân Anh Phan Lịch Sử
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sunny

    Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. Ở Hà Nội, khi quân Pháp nổ súng đánh thành, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Hàng nghìn người dân tụ tập thành đội ngũ, gươm giáo chỉnh tề tại đình Quảng Văn (Cửa Nam) chuẩn bị kéo vào thành đánh giặc, nhưng chưa kịp đi thì thành đã mất. Cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra sau đó vô cùng quả cảm.

    Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp luỹ, lập ra các đội dân dũng, bất chấp lệnh giải tán của triều đình.

    Tại các địa phương, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy v.v... chống Pháp.

    Khi Ri-vi-e đánh Nam Định, quân dân ta từ Sơn Tây và Bắc Ninh kéo về áp sát thành Hà Nội uy hiếp địch. Ri-vi-e hoảng sợ, phi trở về Hà Nội đối phó.

    Ngày 19-5-1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ Đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e.

    Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng địch sẽ rút quân (như năm 1873).

    Song tình hình lúc này đã khác trước. Sau khi có thêm viện binh, cuối tháng 7 - 1883 nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công thẳng vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.

    0 22/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vợ là số 1 Lịch Sử
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ngọc Mỹ Nguyễn

    Bài học từ cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

    - Kiên trì, quyết tâm chống giặc.

    - Linh hoạt, mềm dẻo trong đối sách để tránh kéo dài cuộc chiến, hao tổn sức mạnh quốc gia.

    - Ngoài chiến tranh quân sự cần áp dụng chiến thuật "tâm lý chiến" trong chiến tranh.

    4 21/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Soái ca Lịch Sử Lớp 7
    7 5 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ba Lắp

    ý nghĩa:

    - Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

    - Đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên hung tàn, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

    - Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Tô thắm thêm truyền thống yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

    - Góp phần làm phong phú, vẻ vang truyền thống chống giặc ngoại câm của quân dân ta. Để lại bài học vô giá cho bao đời: "Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc".

    - Để lại nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc, dựa vào dân để đánh giặc.

    - Ngăn chặn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên đối với Đại Việt cũng như các quốc gia lân cận.

    2 20/02/23
    Xem thêm 4 câu trả lời
  • Uý Đoàn Bá Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gà Bông

    Mình thấy là phụ thuộc vào nhièu lý do lắm, từ bối cảnhđất nước, bối cảnh của thế giới, thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, chỉ có conđường sự lưuạ chọn tốt nhất là CMVS. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thực nhưng VNđã vượt qua và dần khắc phục

    0 20/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thảo Phan Thị Kim Lịch Sử
    18 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Công chúa Tuyết

    - Thành tựu: trống đồng.

    - Ý nghĩa:

    + Trống đồng là một loại nhạc khí dùng trong các lễ tế (như: lễ cầu mưa, lễ đưa ma); trong hội hè, múa hát…

    + Trống đồng là vật tượng trưng cho uy quyền của tù trưởng, thủ lĩnh…; là vật tùy táng, chôn theo người chết

    + Trống đồng là sản phẩm kết tinh tinh thần lao động, sự sáng tạo của cư dân Việt cổ.

    12 17/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Quách Nguyên Hồng Lịch Sử
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Milky Nugget

    Trong các nền kinh tế Đông Á, trong thời kỳ đầu nhà nước can thiệp khá mạnh vào nền kinh tế, thực sự là động lực thúc đẩy và định hướng phát triển. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây quá trình tư nhân hóa và phân quyền, giải điều tiết được đẩy mạnh. Vai trò nhà nước tuy vẫn được nhấn mạnh hơn so với các nền kinh tế Âu-Mỹ, song nhà nước và thị trường có sự kết hợp chặt chẽ, nhà nước chú ý hơn trong việc tạo lập hành lang pháp lý, xây dựng các quy tắc, tạo lập cơ sở hạ tầng, chú ý các chính sách an ninh quốc gia và an ninh con người. Đó là kinh nghiệm rất đáng tham khảo với Việt Nam.

    0 17/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ngọc Phúc Lịch Sử
    13 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Heo

    - Tháng 11/1940, khởi nghĩa nổ ra từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ.

    - Kế hoạch bị lộ, Pháp cho ném bom tàn sát nhân dân.

    - Lực lượng khởi nghĩa còn lại phải rút về Đồng Tháp và U Minh.

    2 16/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thanh Ngô Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ma Kết

    Từ 939 – 944, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lên ngôi vua và đóng đô ở Cổ Loa.

    • Từ 944 – 950, Dương Tam Kha cướp ngôi và xưng vương.

    • Từ 950 – 965, thời kỳ Hậu Ngô vương. Con của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua cho nhà Ngô.

    • Từ 966 – 968, loạn 12 sứ quân.

    • Từ 968 – 980, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi, hiệu Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết, con là Đinh Toàn mới sáu tuổi được triều thần đưa lên ngôi.

    • Từ 980 – 1005. Nhà Tống xâm lược Việt Nam, thái hậu Dương Vân Nga, mẹ của Đinh Toàn mời Lê Hoàn lên ngôi để chỉ huy nhân dân chống Tống. Lê Đại Hành lên ngôi, đóng đô ở Hoa Lư năm 1005, Lê Đại Hành mất.

    • Từ 1005 – 1009, thời đại của Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều.

    • Từ 1010 – 1028. Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên ngôi hoàng đế sau khi Lê Ngọa Triều mất. Năm 1010, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) cho dời đô về Thăng Long (Hà Nội ngày nay), mở đầu cho thời kỳ phát triển văn hóa Thăng Long.

    • Từ 1028 – 1054, triều đại của Lý Thái Tông.

    • Từ 1054 – 1072, triều đại của Lý Thánh Tông.

    • Từ 1072 – 1128, triều đại của Lý Nhân Tông. Thời kỳ này gắn với các chiến công của Lý Thường Kiệt đánh quân Tống và các thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của Thái sư Lê Văn Thịnh.

    • Từ 1128 – 1138, triều đại của Lý Thần Tông.

    • Từ 1138 – 1175, triều đại của Lý Anh Tông. Thời kỳ này, triều chính rối loạn nhưng nhờ có các trung thần nên cơ đồ nhá Lý vẫn được giữ vững.

    • Từ 1176 – 1210, triều đại của Lý Cao Tông. Thời kỳ này chính sự đổ nát, giặc giã, đói kém liên miên. Nhà Lý bắt đầu suy thoái.

    • Từ 1211 – 1225, triều đại của Lý Huệ Tông và Chiêu Hoàng. Thời kỳ này triều chính rối ren, lòng người ly tán, nhà Lý không còn đảm đương được vai trò lịch sử nữa. Trần Thủ Độ cùng những người thân tín trong họ nhà Trần làm một cuộc đảo chính cung đình hợp pháp, thông qua các cuộc hôn nhân giữa công chúa Chiêu Thánh và Trần Cảnh, bắt ép công chúa nhường ngôi cho chồng.

    • Từ 1225 bắt đầu triều đại nhà Trần.

    • Từ 1225 – 1258, triều đại của Trần Thái Tông. Năm 1258, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Dân ta đã dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, sau đó tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu. Quân Nguyên thua, phải rút chạy về nước.

    • Từ 1258 – 1278, triều đại của Trần Thánh Tông. Thời kỳ này triều Trần khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở mang các điền trang thái ấp, mở các khoa thi để lựa chọn nhân tài, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với triều đình phong kiến phương Bắc.

    • Từ 1279 – 1293, triều đại của Trần Nhân Tông. Năm 1285, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai. Các vua Trần tổ chức hội nghị quân sự ở Bình Than, tập trận ở Đông Bộ Đầu đồng thời tổ chức hội nghị Diên Hồng, hỏi ý kiến các bô lão xem nên "hòa" hay nên "đánh". Sau các chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, tháng 6-1285, giải phóng kinh đô Thăng Long. Năm 1288, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba. Sau trận chiến trên sông Bạch Đằng, đất nước được giải phóng. Chiến thắng lịch sử gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

    • Từ 1293 – 1314, triều đại của Trần Anh Tông. Đây là một thời kỳ thái bình thịnh trị của vương triều Trần.

    • Từ 1314 – 1329, triều đại của Trần Minh Tông.

    • Từ 1329 – 1341, triều đại của Trần Hiến Tông.

    • Từ 1341 – 1369, triều đại của Trần Dụ Tông. Chính sự bắt đầu đổ nát, gian thần rất nhiều.

    • Từ 1370 – 1372, triều đại của Trần Nghệ Tông. Quân Chiêm Thành đánh vào kinh đô, nhà vua phải lánh nạn. Sau đó nhường ngôi cho em là Trần Duệ Tông.

    • Từ 1372 – 1377, triều đại của Trần Duệ Tông. Vua đem quân đi đánh Chiêm Thành và chết trong chiến trận.

    • Từ 1377 – 1388, triều đại của Trần Phế Đế. Hồ Quý Ly bắt đầu thao túng triều đình.

    • Từ 1388 – 1398, triều đại của Trần Thuận Tông. Thời kỳ này quyền hành thực chất nằm trong tay Hồ Quý Ly.

    • Từ 1398 – 1400, triều đại của Trần Thiếu Đế. Năm 1400, Hồ Quý Ly ép Thiếu Đế nhường ngôi. Triều đại nhà Trần chấm dứt.

    • Từ 1400 – 1401, triều đại Hồ Quý Ly. Nhiều cải cách táo bạo được thực thi như mở mang thi cử, phát hành tiền giấy tăng cường quân đội thường trực, định ra hình luật. Tuy nhiên các cải cách này không được sự ủng hộ của toàn dân.

    • Từ 1401 – 1407, triều đại Hồ Hán Thương nhưng thực chất Hồ Quý Ly vẫn cầm quyền. Quân Minh sang xâm lược.

    • Từ 1407 – 1414, thời kỳ hậu Trần gồm các triều đại của Giản Định Đế và Trùng Quang Đế chống quân Minh nhưng không thành công.

    • Từ 1428 – 1433, thời kỳ mở đầu triều đại Lê Sơ bắt đầu từ triều đại của Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Năm 1418, Lê Lợi khởi binh. 1427 quân Minh thua phải rút quân. 1428 Nguyễn Trãi thay mặt vua viết "Bình Ngô đại cáo", một bản tuyên ngôn độc lập của nước ta, khẳng định chủ quyền, cương vực, đánh dấu một sự phát triển mới trong lịch sử dựng và giữ nước.

    • Từ 1433 – 1442, triều đại của Lê Thái Tông. Thời kỳ này có một vụ án lịch sử lớn: "Tru di Tam tộc" Nguyễn Trãi.

    • Từ 1442 – 1459, triều đại của Lê Nhân Tông. Thời kỳ có loạn Lê Nghi Dân, nhà vua bị giết năm 19 tuổi.

    • Từ 1460 – 1497, triều đại của Lê Thánh Tông. Đây là thời kỳ thịnh trị của triều Lê với sự ra đời của bộ luật Hồng Đức – một bộ luật hoàn chỉnh, có nhiều điểm tiến bộ.

    • Từ 1498 – 1504, triều đại của Lê Hiến Tông.

    • Từ 1504 – 1509, triều đại của Lê Túc Tông, sau đó là Lê Uy Mục.

    • Từ 1509 – 1516, triều đại của Lê Tương Dực. Nhà Lê suy thoái.

    • Từ 1516 – 1522, triều đại của Lê Chiêu Tông. Đại thần Mạc Đăng Dung phế Lê Chiêu Tông, dựng Lê Cung Hoàng lên ngôi.

    • Từ 1522 – 1527, triều đại Lê Cung Hoàng nhưng quyền hành thực chất nằm trong tay họ Mạc.

    • Từ 1527 – 1529, Mạc Đăng Dung lập nên triều Mạc.

    • Từ 1530 – 1592, các triều đại Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp.

    • Từ 1533 – 1578, thời kỳ nhà Lê Trung Hưng bắt đầu từ Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Du Phường, Lê Thuần Tông, Lê Yý Tông, Lê Hiển Tông, Lê Chiêu Thống. Sau 50 nội chiến Lê – Mạc, nhờ Trịnh Tùng Mạc Mậu Hợp bị bắt. Nhà Mạc chấm dứt. Vai trò của nhà Trịnh nổi lên và bắt đầu thời kỳ vua Lê, Chúa Trịnh. Thời kỳ cuối cùng của nhà Lê Trung Hưng, triều chính nát bét. Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp Trịnh, đưa Lê Duy Cận lên làm giám quốc. Lê Chiêu Thống vì quyền lợi cá nhân sang cầu viện nhà Mãn Thanh. Quân Thanh kéo quân vào xâm lược Việt Nam.

    • Năm 1789, trận Đống Đa. Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã chiến thắng quân Thanh, giành độc lập cho Tổ quốc.

    • Từ 1545 – 1788, triều đại của nhà Trịnh nắm thực quyền bên cạnh sự tồn tại của vua Lê và Chúa Nguyễn Đàng trong (bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng – 1558).

    • Năm 1548 Trịnh Kiểm bắt đầu nắm quyền binh. Triều đại của Trịnh Kiểm bắt đầu từ 1545 – 1570. Tiếp đó là các chúa Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Can, Trịnh Cương, Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải và Trịnh Bồng.

    • Từ 1672 có sự phân chia Đàng trong (chúa Nguyễn) và Đàng ngoài (chúa Trịnh + Vua Lê) lấy sông Gianh làm giới tuyến.

    • 1782 loạn kiêu binh. Sự kiện này được miêu tả rất rõ trong tiểu thuyết lịch sử – "Hoàng Lê nhất thống chí".
    • 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Bắt đầu từ đây, nhà Nguyễn khởi nghiệp với 9 đời chúa là Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Thụ, Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần. Tới năm 1174, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân đặt quan cai trị Thuận Hóa. Nguyễn Phúc Thuần chết, kết thúc giai đoạn lịch sử 9 chúa Nguyễn Đàng trong.

    • Từ 1778 – 1802, triều đại Tây Sơn.

    • Năm 1771, anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) phất cờ khởi nghĩa. Nhà Tây Sơn hòa hoãn với chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn.

    • 1778 Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, lập nên triều đại Tây Sơn.

    • 1784 Nguyễn Ánh sang cầu viện Xiêm. Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm ở trận Rạch Giầm – Xoài Mút.

    • 1786, Nguyễn Huệ ra Thăng Long diệt Trịnh phù Lê.

    • 1788, Lê Chiêu Thống dẫn đường quân Thanh vào xâm lược nước ta.

    • 1789, Nguyễn Huệ chỉ huy quân đại quân đánh tan quân Thanh ở Ngọc Hồi, Đống Đa.

    • 1792 vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) từ trần. Từ đây triều đại Tây Sơn bắt đầu suy thoái.

    • Từ 1793 – 1802, triều đại của Cảnh Thịnh (con vua Quang Trung). Chính sự rối loạn do nhà vua tin lời gian thần.

    • 1800 Nguyễn Ánh đánh Quy Nhơn.

    • 1801 Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân.

    • 1802 Nguyễn Ánh đánh kinh thành Thăng Long. Triều Tây Sơn chấm dứt.

    • Từ 1802 – 1945, triều đại của nhà Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Ánh (Gia Long). Nếu tính cả các chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (1558) nhà Nguyễn tồn tại ở miền Nam 367 năm.

    • 1802, sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
    • 1815 bộ "Quốc triều hình luật" được ban hành.

    • Từ 1820 – 1840, triều đại của Minh Mạng.

    • Năm 1821, dựng lại Quốc Tử Giám, mở thi hội và thi đình. Thực thi các chính sách khuyến nông, tìm hiểu kỹ thuật đóng tàu của châu Âu. Về ngoại giao: thần phục nhà Thanh, nhưng nghi kỵ Pháp nên có hàng loạt chính sách cấm đạo.

    • Từ 1841 – 1847, triều đại của Thiệu Trị.

    • Từ 1847 – 1883, triều đại của Tự Đức.

    • 1858 Pháp nổ súng xâm lược Nam Kỳ.

    • 1883 hòa ước Quý Mùi.

    • 1885 hòa ước Patơnốt, Việt Nam bị chia làm ba miền: Bắc, Trung, Nam, chịu sự bảo hộ của Pháp.

    • 1883, triều Dục Đức, chỉ tồn tại trong ba ngày.

    • 1883 (tháng 6 – tháng 11) triều đại Hiệp Hòa, tồn tại trong sáu tháng.

    • 1883 – 1884, Triều Kiến Phúc, tồn tại trong tám tháng.

    0 16/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời