Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Trí Nguyen Lịch Sử
    7 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gia Kiet Hoang ...

    Sự kiện ĐCSVN ra đời bước lên vũ đài chính trị đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước, chấm dứt thời kỳ đấu tranh tự phát, chuyển lên thời kỳ đấu tranh tự giác của giai cấp công nhân. Nó chứng tỏ giai cấp này đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng VN. Trong hơn bảy thập kỷ qua, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta trải qua những chặng đường lịch sử oanh liệt, giành đựơc những thắng lợi to lớn có ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc, đó là :

    -Mới 15 tuổi, nhờ kiên quyết đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, bằng cuộc CMT8 năm 1945 Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành chính quyền trên phạm vi cả nước, đã đập tan xiềng xích nô lệ, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp gần 90 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, lập nên Nhà nước VN Dân chủ Cộng hòa nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Thắng lợi đó đã đưa CM nước ta bước vào một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập tự do hướng tới CNXH.

    -Thời kỳ 1945-1954, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta chống thù trong, giặc ngoài, giữ vững chính quyền, tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm thắng lợi giải phóng miền Bắc, với đỉnh cao là chiến thắng lịch sử ở Điện Biên Phủ năm 1954 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng 1 nửa đất nước, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN, Lào và Campuchia.

    -Từ năm 1954-1975, Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành nhiều thành tựu to lớn trên miền Bắc, thắng lợi hoàn toàn của cụôc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch HCM lịch sử đã đánh bại hoàn toàn cụôc chiến tranh xâm lược của Mỹ, bụôc Mỹ phải thừa nhận quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân VN, tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cả nước quá độ lên CNXH.

    -Từ năm 1975 đến nay, Đảng lãnh đạo nhân dân ta thu được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xd và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng và đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Sở dĩ có được những thắng lợi đó là vì :

    -Đảng là người đầy tớ trung thành, đầy đủ lợi ích sống còn và nguyện vọng chân chính của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc VN. Độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là mục đích của Đảng. Đảng luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, đựơc nhân dân tin yêu và ủng hộ.

    -Đảng luôn quán triệt trong mọi hoạt động của mình quan điểm : sự nghiệp CM là của nhân dân, phải lấy dân làm gốc. Dựa vào quần chúng, toàn dân phục vụ quần chúng, giữ vững mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng.

    -Đường lối của Đảng luôn phản ánh quyền lợi nguyện vọng và khả năng của quần chúng. Cho nên Đảng luôn được quần chúng tin yêu và ủng hộ. Sự nghiệp xây dựng CNXH là sự nghiệp to lớn, mới mẻ.

    -Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xh bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác một cách đúng đắn, sáng tạo. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị bằng cách liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiếp pháp và pháp luật.

    -Đảng biết nắm vững và vận dụng sáng tạo CN Mac-Lênin và tư tưởng HCM để đề ra đường lối độc lập, tự chủ, đúng đắn. Đảng luôn có ý thức vận dụng sáng tạo CN Mac-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kế thừa di sản tư tưởng HCM, nhờ đó mà đề ra được đường lối đúng đắn.

    Tuy vậy trong sự nghiệp CM XHCN, Đảng cũng mắc những sai lầm, khuyết điểm, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan,..Từ ĐH VI đến nay, Đảng luôn quán triệt tư tưởng, phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan đề ra đường lối đúng mà thước đo của đường lối đúng là sản xuất phát triển, chính trị ổn định đời sống của nhân dân không ngừng đựơc cải thiện.

    0 15/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ms Hoa Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    shinichiro

    Do kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh' bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”

    0 14/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ms Hoa Lịch Sử
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mọt sách

    Thái độ bạc nhược của triều đình đã giúp cho thực dân Pháp chiếm được các tỉnh miền Tây Nam Kì chỉ trong vòng 5 ngày mà không tốn một viên đạn

    0 14/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Bùi Thị Hường Lịch Sử
    32 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    dnkd ♡

    Trước thế kỷ XVII trên lãnh thổ Nam Phi chỉ có người Phi sinh sống. Sau đó người Hà Lan lập ra xứ thuộc địa Kếp vào năm 1662. Đầu thế kỷ XIX, Anh chiếm thuộc địa này. Năm 1843, Anh thôn tính Na-tan và sau chiến tranh Bô-ê(1899 - 1902), Anh chiếm thêm Tơ-ran-xơ-van và O-ran-giép. Năm 1910, các lãnh thổ này và xứ Kếp hợp nhất thành Liên bang Nam Phi. Năm 1961, nước này tuyên bố rút khỏi Liên hiệp Anh và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nam Phi.

    19 13/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • 44. Hoa Thiên Vũ Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖ 2 13/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • 44. Hoa Thiên Vũ Lịch Sử
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    dnkd ♡

    Ý nghĩa:

    - Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

    - Ổn định tình hình xã hội.

    - Hạn chế sự tập trung ruộng đất vào tay quý tộc, địa chủ; làm suy yếu thế lực họ Trần.

    - Tăng nguồn thu nhập của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

    Hạn chế:

    - Một số chính sách chưa triệt để (gia nô và nô tì chưa được giải phóng), chưa phù hợp với thực tế.

    - Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết trong cuộc sống.

    → Do không được lòng dân nên nhà Hồ nhanh chóng sụp đổ.

    2 13/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ms Hoa Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Haraku Mio

    Xem thêm tại bài 17 Lịch sử 9: https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-lop-9-bai-17-158498#mcetoc_1dra8l3293

    0 10/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Trí Nguyen Lịch Sử
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    1m52

    - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu bước ngoặt rất cơ bản, quyết định của con đường cách mạng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm 1930 - Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.

    - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kế tục thắng lợi Cách mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), là trận đánh quyết định nhất của cuộc chiến đấu 30 năm (1945-1975) gian khổ, ác liệt, giành lại và giữ vững nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Từ đây, cả dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.

    - Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, cả dân tộc ta và mỗi người Việt Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, càng nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới.

    - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.

    1 09/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Minh Ngọc Lịch Sử Lớp 6
    93 20 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Batman

    Nguyễn Huệ (1753 – 1792) sau này khi khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi thì lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung hay Bắc Bình Vương.

    Được tin nhà Thanh xâm lược, ngày 22 tháng 12 năm 1788, Nguyễn Huệ cho dựng bệ thờ trên một ngọn đồi phía nam Phú Xuân và xưng vương, tự mình bãi bỏ nhà Lê. Sau đó ông lấy hiệu là Quang Trung.

    Nguyễn Huệ có hai người anh em là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đều là những người anh hùng kiệt xuất của Đại Việt.

    45 29/06/21
    Xem thêm 19 câu trả lời
  • Trí Nguyen Lịch Sử
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Su kem

    Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi thì nhất thiết phải xây dựng cho được nền văn hoá, văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Người nhấn mạnh văn hóa, nghệ thuật phải gắn với thực tiễn cuộc sống, với bộ đội và nhân dân, phục vụ tốt nhất nhu cầu của cách mạng. Người chỉ rõ: Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận; người nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Vì vậy, văn nghệ sĩ phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc sứ mệnh và trọng trách cao cả của văn hóa, văn nghệ là “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trước hết là công, nông, binh”.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân sự kết tinh những gì là tinh túy nhất của truyền thống văn hoá dân tộc, văn hóa phương Đông và tinh hoa của các nền văn minh thế giới, giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn bản chất, tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc và thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    0 09/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Trí Nguyen Lịch Sử
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đinh Đinh

    Từ nửa đầu năm 1970, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược sang Campuchia, thực hiện chính sách “Đông Dương hóa chiến tranh”, tháng 6-1970, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) nhận định: Thời gian tới, âm mưu quan trọng nhất của Mỹ là tăng cường đánh phá tuyến chi viện của cách mạng 3 nước Đông Dương. Từ đó, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho QUTƯ, Bộ Quốc phòng: Phối hợp chặt chẽ với các hướng chiến trường Lào và Campuchia, “phải có kế hoạch sẵn sàng đánh bại các cuộc tấn công lớn hoặc những hoạt động lấn chiếm, bảo vệ hành lang chiến lược”.

    Chấp hành chỉ đạo của Bộ Chính trị, mùa hè năm 1970, QUTƯ và Bộ Tổng Tham mưu bắt tay xây dựng kế hoạch tác chiến cho mùa khô 1970-1971, dự đoán địch sẽ tiến công ở 3 hướng: Đường 9-Nam Lào, vùng ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia và Đông Bắc Campuchia, trong đó hướng chủ yếu là Đường 9-Nam Lào. Đây là nhận định chính xác, thể hiện sự nhạy bén của Trung ương Đảng cùng cơ quan tham mưu và chỉ huy chiến lược, đặt cơ sở cho toàn bộ thắng lợi sau này.

    Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng, từ tháng 9-1970 đến tháng 1-1971, quân dân Việt Nam phối hợp chặt chẽ với quân dân hai nước bạn Lào, Campuchia chuẩn bị chu đáo, toàn diện trên tất cả các mặt, các hướng. Riêng tại hướng Đường 9-Nam Lào, Trung ương Đảng ta chủ động bàn bạc với Trung ương Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) thống nhất chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, các chiến trường liên quan, lập phương án hiệp đồng tác chiến, phát huy sức mạnh tình đoàn kết, hạ quyết tâm mở chiến dịch phản công hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn.

    1 09/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tuyết Nhi Lịch Sử
    12 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    vinh(ny ngân)

    Nhận xét về việc triều đình nhà nguyễn ký hiệp ước giáp tuất với pháp:

    - Thể hiện sự bạc nhược,hèn yếu,ích kỉ chỉ biết bảo vệ quyền lợi của dòng họ mà quên đi lợi ích dân tộc của nhà Nguyễn

    - Mất đi cơ hội quan trọng để đuổi quân Pháp ra khỏi bờ cõi nước ta

    - Hiệp ước bao gồm những quyền lợi mà triều đình Huế kí với Pháp,đẩy nhân dân ta vào tình cảnh lầm than,khốn khổ

    - Tiếp tay cho Pháp củng cố lực lượng tiếp tục xâm lược nước ta

    ⇒ Chủ trương kí hiệp ước Giáp Tuất của triều đình là hoàn toàn sai sót,đánh giá sai về sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta với thực dân Pháp

    2 08/02/23
    Xem thêm 2 câu trả lời