Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời tổng hợp phần lí thuyết cơ bản trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em tham khảo luyện tập. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 17

B. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 17

I. Bước phát triển mới của phong trào Cách mạng Việt Nam (1926 – 1927)

- Những điểm mới trong phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927):

+ Phong trào công nhân, nông dân và tiểu tư sản phát triển đã kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.

+ Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập biểu hiện ở đấu tranh mang tính thống nhất, trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên rõ rệt.

II. Tân Việt cách mạng đảng (7-1928)

- Hoàn cảnh: Ra đời trong phong trào yêu nước dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

- Thành phần: những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

- Hoạt động:

+ Khi mới thành lập, là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt.

+ Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

+ Nội bộ Tân Việt đã phân hoá thành hai khuynh hướng:

- Khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản).

- Khuynh hướng vô sản.

+ Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

=> Tân Việt còn nhiều hạn chế song cũng là một tổ chức cách mạng mới.

III. VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA YÊN BÁI (1930)

a. Việt Nam Quốc dân đảng

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ.

+ Các trào lưu tư tưởng bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc tác động mạnh mẽ tới sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời hay, ngắn gọn

- Sự ra đời:

Nhóm Nam Đồng thư xã – tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng

+ Cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã.

+ Thành lập ngày 25 – 12 – 1927 do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài và Phó Đức Chính sáng lập.

- Xu hướng chính trị: theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản.

- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì.v

- Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

- Thành phần: sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả,địa chủ ở nông thôn, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.

b. Khởi nghĩa Yên Bái.

- Nguyên nhân:

+ Sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh, Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt, cơ sở ở các nơi bị phá vỡ.

+ Bị động trước tình thế, những người lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định hành động.

- Diễn biến:

+ Đêm 9 – 2 – 1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.

+ Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công tiêu diệt.

+ Các nơi khác, nghĩa quân tạm thời làm chủ mấy huyện lị,nhưng nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời hay, ngắn gọn

Các Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt giam trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái

Các Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt giam trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái

- Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Về khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh.

+ Về chủ quan: Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.

- Ý nghĩa lịch sử: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai.

IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

- Bối cảnh:

Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới.

- Quá trình ra đời:

+ Trong nội bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã hình thành tổ chức cộng sản:

- Đông Dương Cộng sản đảng (tháng 6-1929).

- An Nam Cộng sản đảng (8-1929).

+ Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng đã thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9-1929).

- Ý nghĩa:

Ba tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng ở Việt Nam đã chín muồi.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 17

Câu 1. Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức. học sinh trong những năm 1926 – 1927 có đặc điểm gì?

A. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất kinh tế, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

B. Các cuộc đấu tranh đều đòi thực hiện quyền dân chủ, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

C. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

D. Các cuộc đấu tranh đều mang tính tự giác cao, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

Đáp án: C

Giải thích:

+ 1926 – 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức nổ ra lớn nhất là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiên, Phú Riềng và công nhân đồn điền cà phê Ray-na.

+ Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, nổ ra từ Bắc đến Nam, lớn nhất là bãi công ở nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm – cưa Bến Thủy,nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy Ba Son,..

+ Các cuộc đấu tranh mang tính chính trị, bước đầu có sự liên kết giữa các ngành, các địa phương.

Câu 2. Tên gọi ban đầu của Tân Việt Cách mạng đảng là gì?

A. Hội Phục Việt.

B. Đảng Thanh niên

C. Việt Nam nghĩa đoàn

D. Hội Hưng Nam

Đáp án: A

Giải thích:

+ Tiền thân là Hội Phục Việt do nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và một số từ chính trị ở Bắc Kì lập ra.

+ Sau nhiều lần đổi tên lấy tên, đến tháng 7 – 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928).

Câu 3. Tên gọi Tân Việt Cách mạng đảng có từ khi nào?

A. Năm 1922

B. Năm 1925

C. Năm 1928

D. Năm 1929

Đáp án: C

Giải thích: (SGK – trang 65)

Câu 4. Thành phần của Tân Việt Cách mạng đảng bao gồm:

A. Tiểu tư sản trí thức.

B. Học sinh, sinh viên.

C. Trí thức và tư sản dân tộc.

D. Trí thức và thanh niên tiểu tư sản.

Đáp án: D

Giải thích: (SGK – trang 65)

Câu 5. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng đảng là ở đâu?

A. Bắc Kì

B. Trung Kì

C. Nam Kì

D. Bắc Kì và Trung Kì.

Đáp án: A

Giải thích: (SGK – trang 65)

Câu 6. Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Cường học thư xá

B. Nam đồng thư xá

C. Hải quan tùng thư

D. Cộng sản đoàn

Đáp án: B

Giải thích: Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là: Nam đồng thư xá – một nhà xuất bản tiến bộ, tập hợp một nhóm thanh niên yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ rệt.

Câu 7. Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Quân chủ chuyên chế

B. Quân chủ lập hiến

C. Cách mạng dân chủ tư sản

D. Vô sản

Đáp án: C

Giải thích: Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học,Phạm Tuấn Tài và Phó Đức Chính sáng lập là một đảng chính trị theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, tiêu biểu cho bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam. Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc với chủ nghĩa Tam dân – một trào lưu dân chủ tư sản thịnh hành ở Trung Quốc.

Câu 8. Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Tổ chức các cuộc mit tinh, biểu tình.

B. Thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn – chợ lớn năm 1929.

C. Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930).

D. Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh (9/2/1930).

Đáp án: C

Giải thích:

+ Đêm 9 – 2 – 1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.

+ Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công tiêu diệt.

+ Các nơi khác, nghĩa quân tạm thời làm chủ mấy huyện lị,nhưng nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại.

=>Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.

Câu 9. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu?

A. Hương Cảng

B. Sài Gòn

C. Hà Nội

D. Quảng Châu

Đáp án: C

Giải thích:

+ Tháng 3 – 1929, một số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 10. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn tới sự thành lập của các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản Liên đoàn.

C. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản Liên đoàn.

D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Ngày 17 – 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cộng sản miền Bắc thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.

+ Tháng 8 – 1929, hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng.

+ Tháng 9 – 1929, các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt tách ra thánh lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 11. Sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng được hiểu hiện ở những điểm nào?

A. Thành phần Đảng viên của Đảng phức tạp.

B. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.

C. Cơ sở quần chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.

D. A, B và C đúng

Đáp án: D

Câu 12. Mục tiêu đấu tranh của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì?

A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua

B. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.

C. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

D. Đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.

Đáp án: C

Câu 13. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930)?

A. Thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vảy ráp.

B. Nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ.

C. Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết chết Ba Danh (9/2/1929) trùm mộ phu cho các đồn điền cao su.

D. Thực hiện mục tiêu của đảng: Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

Đáp án: C

Câu 14. Địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930)?

A. Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội.

B. Yên Bái, Hà Nội. Phú Thọ.

C. Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình.

D. Yên Bái.

Đáp án: C

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại?

A. Thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp cuộc đấu tranh vũ trang vừa đơn độc, vừa non kém.

B. Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng non yếu không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.

C. Khởi nghĩa nổ ra bị động.

D. Vì cả 3 lý do trên.

Đáp án: D

Câu 16. Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?

A. Góp phần cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.

B. Chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.

C. Đánh dấu sự khủng hoảng của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

D. Việt Nam Quốc dân Đảng đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.

Đáp án: A

Câu 17. Nhân vật nào đứng đầu tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng?

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Chu Trinh.

C. Tôn Đức Thắng.

D. Nguyễn Thái Học.

Đáp án: D

Câu 18. Nhân vật nào đã đứng đầu Công hội (bí mật) ở Sài Gòn-Chợ Lớn năm 1920?

A. Phạm Hồng Thái.

B. Tôn Đức Thắng.

C. Phó Đức Chính.

D. Nguyễn Thái Học.

Đáp án: B

Câu 19. Những địa danh: Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, có quan hệ với sự kiện lịch sử nào?

A. Phong trào công nhân trong những năm 20 của thế kỉ XX.

B. Sự ra đời của Công hội (bí mật) ở Sài Gòn- Chợ Lớn năm 1920.

C. Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930).

D. Vụ ám sát Ba-danh trùm mộ phu (9/2/1929).

Đáp án: C

Câu 20. Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929 những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

A. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.

B. Do phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh.

C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã.

D. Sự phát triển mạnh của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt.

Đáp án: B

...........................

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời, mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải bài tập Lịch sử 9,Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm