Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 9 bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) tổng hợp lý thuyết cơ bản trong chương trình Lịch sử 9, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 25

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC BÙNG NỔ (19-12-1946)

1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ

- Thực dân Pháp bội ước.

+ Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

+ Tại Hà Nội: thực dân Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang.

+ Ngày 18-12- 1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

- Ban thường vụ Trung Ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến (19-12-1926)

- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

=> Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ.

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.

- Tháng 9-1947, Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, nêu những nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của ta là cuộc chiến tranh nhân dân - toàn dân toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

II. CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ PHÍA BẮC VĨ TUYẾN 16

- Cuộc chiến đấu quyết liệt đã diễn ra ở hầu hết các thị xã, thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

+ Miền Bắc: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh.

+ Miền Trung: Huế, Đà Nẵng.

- Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu oanh liệt suốt 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội để bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước.

- Giữa tháng 2-1947, cuộc chiến đấu trong các khu đô thị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong các thành phố, lực lượng ta rút lên chiến khu an toàn. Cuộc chiến đấu tạm thời kết thúc để chuyển sang một giai đoạn chiến đấu mới.

III. CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG NĂM 1947

1. Thực dân Pháp tấn công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc

- Âm mưu của địch:

+ Pháp lúng túng trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”

+ Chính trị: Thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.

+ Quân sự: Mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc để tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, khóa chặt biên giới Việt - Trung.

+ Pháp tấn công lên Việt Bắc: Ngày 7-10-1947, Pháp cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, đồng thời cho hai cánh quân theo đường số 4 và sông Lô bao vây Việt Bắc.

2. Quân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

- Chủ trương của ta:

+ Chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, phá tan âm mưu của địch.

+ Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc: bao vây, tập kích quân nhảy dù.

+ Bẻ gãy hai gọng kìm của địch:

- Đường thủ ở Đoan Hùng ở (25-10-1947).

- Đường bộ ở đèo Bông Lau (30-0-1947).

- Ngày 19-12-1947, đại bộ phận Pháp rút khỏi Việt Bắc.

- Kết quả: Ta giành thắng lợi lớn, tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững. Cơ quan đầu não của ta an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành.

- Ý nghĩa: Đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

IV. ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN.

1. Âm mưu mới của địch:

Sau thất bại ở Việt Bắc, chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch bị phá sản, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.

- Chúng thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" với nội dung chủ yếu là: tăng cường hoạt động mị dân, lôi kéo Bảo Đại để xúc tiến việc thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.

- Phá hoại khối đoàn kết toàn dân (lập các xứ tự trị ở Đông Bắc, Tây Bắc, Hoà Bình, Tây Nguyên): tăng cường bình định nhằm giữ vững, củng cố vùng tạm chiếm, tăng cường bắt binh lính xây dựng ngụy quân

2. Về phía ta:

- Thực hiện phương châm “đánh lâu dài"

- Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.

- Từ 1948-1950:

+ Về quân sự: Ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

+ Về chính trị, ngoại giao:

- Năm 1948, tại Nam Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

- Tháng 6-1949, Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương.

- Ngày 14-1-1950, Chính phủ nhiều nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao với ta.

+ Về kinh tế:

- Ta chủ trương phá hoại kinh tế địch.

- Đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ kinh tế dân chủ nhân dân.

+ Văn hoá giáo dục:

- Tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

- Hướng dẫn giáo dục phục vụ nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.

B. Giải Lịch sử 9 bài 25

Ngoài lý thuyết Lịch sử 9 bài 25, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 25, giúp các bạn dễ dàng trả lời câu hỏi trong sgk, từ đó vận dụng làm bài tập liên quan hiệu quả.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 25

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 bài 25 được để dưới dạng trực tuyến cho các bạn trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong. Mời các bạn thử sức để củng cố kiến thức được học trong bài 25 Sử 9.

Câu 1. Trong thời kỳ 1945-1954, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?

A. Cuộc chiến đấu của các đô thị năm 1946.

B. Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới- Thu Đông năm 950.

D. Chiến dịch Thượng Lào xuân- hè năm 1953.

Đáp án: B

Giải thích: Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947 đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Khiến Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”.

Câu 2. Tài liệu nào sau đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?

A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.

B. “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ chí Minh.

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ VNDCCH đòi ta phải đầu hàng, đó là giọt nước làm tràn ly khiến ta không thể nhân nhượng thêm với Pháp được nữa. Và ngay tối 19/12/1946, Chủ tịch Hồ chí Minh đã phát đi “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.

Câu 3. Cuộc chiến đấu của dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1946) đã

A. Buộc thực dân Pháp phải đánh lâu dài.

B. Giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.

C. Tiêu diệt được bộ phận quan trọng sinh lực địch.

D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 105

Câu 4. Nhiệm vụ hàng đầu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1946) là gì?

A. Củng cố hậu phương kháng chiến.

B. Tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch.

C. Giam chân quân Pháp tại các đô thị.

D. Bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 105

Câu 5. Sự kiện nào mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?

A. Khiêu khích, tấn công quân Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

B. Gửi tối hậu thư cho chính phủ VNDCCH yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội.

C. Đánh úp sọt trụ sở Ủy Ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

D. Xả súng vào đoàn người mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập ở Sài Gòn- Chợ Lớn”.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 100

Câu 6. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chiến chống thực dân Pháp của ta là gì?

A. Thần tốc, táo bạo,táo bạo hơn nữa.

B. Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

C. Táo bạo, chớp thời cơ nhanh chóng, tự lực cánh sinh.

D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Đáp án: D

Giải thích: Sgk-trang 104

Câu 7. Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông diễn ra năm bao nhiêu?

A. 1945.

B. 1946

C. 1947.

D. 1948.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 106

Câu 8. Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc (1947)?

A. Tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng Việt Nam.

B. Tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.

C. Giải quyết khó khăn khi phạm vi chiếm đóng mở rộng.

D. Mở đường làm bàn đạp tấn công sang Trung Quốc.

Đáp án: D

Giải thích: Pháp tấn công Việt Bắc còn muốn khóa chặt biên giới Việt-Trung chứ không muốn tấn công sang Trung Quốc.

Câu 9. Âm mưu của Pháp tại cuộc tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc (1947) là gì?

A. Đánh nhanh thắng nhanh.

B. Đánh lâu dài.

C. Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

D. Bình định và tìm diệt.

Đáp án: A

Giải thích: Pháp thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh.

- Tháng 3/1947, chính phủ Pháp cử Bô-la-éc làm Cao ủy Đông Dương, lập ra “Mặt trận quốc gia thống nhất” tiến tới thành lập Chính phủ bù nhìn trung ương.

- Pháp huy động 120000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại tấn công vào Việt Bắc, khóa biên giới Việt-Trung, ngăn cản cách mạng Việt Nam với thế giới.

Câu 10. Thực dân Pháp cho nhảy dù vào vị trí nào trong cuộc tiến công Căn cứ địa Việt Bắc (1947)?

A. Cao Bằng.

B. Tuyên Quang.

C. Bắc Kạn.

D. Thái Nguyên.

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 7/10/1947, một binh đoàn của Pháp nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn và chiếm thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.

Câu 11: Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông diễn ra năm bao nhiêu?

A. 1945.

B. 1946

C. 1947.

D. 1948.

Đáp án: C

Câu 12: Cuộc tiến công Việt Bắc của địch 1947 diễn ra trong mấy ngày?

A. 55 ngày đêm.

B. 65 ngày đêm.

C. 75 ngày đêm.

D. 85 ngày đêm.

Đáp án: C

Câu 13: Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc (1947)?

A. Tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng Việt Nam.

B. Tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.

C. Giải quyết khó khăn khi phạm vi chiếm đóng mở rộng.

D. Mở đường làm bàn đạp tấn công sang Trung Quốc.

Đáp án: D

Câu 14: Âm mưu của Pháp tại cuộc tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc (1947) là gì?

A. Đánh nhanh thắng nhanh.

B. Đánh lâu dài.

C. Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

D. Bình định và tìm diệt.

Đáp án: A

Câu 15: Thực dân Pháp cho nhảy dù vào vị trí nào trong cuộc tiến công Căn cứ địa Việt Bắc (1947)?

A. Cao Bằng.

B. Tuyên Quang.

C. Bắc Cạn.

D. Thái Nguyên.

Đáp án: C

Câu 16: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?

A. Là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng cỏ lợi cho cuộc kháng chiến của ta.

B. Bộ đội của ta được trường thành lên trong chiến đấu.

C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch.

D. Bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Đáp án: D

Câu 17: Sau thất bại ở Việt Bắc và buộc phải chuyển sang đánh lâu dài, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách gì?

A. Dựa vào bọn Việt gian phản động để chống lại ta.

B. Tăng viện binh từ bên Pháp sang để giành thế chủ động.

C. “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

D. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng.

Đáp án: C

Câu 18: Sau thắng lợi quân sự ở Việt Bắc (1947) thắng lợi tiếp theo có ý nghĩa to lớn đó là

A. Thắng lợi về kinh tế - chính trị.

B. Thắng lợi về chính trị - ngoại giao.

C. Thắng lợi về ngoại giao - văn hoá giáo dục.

D. Thắng lợi về kinh tế - ngoại giao.

Đáp án: B

Câu 19: Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Trường Chinh,

C. Phạm Văn Đồng.

D. Võ Nguyên Giáp.

Đáp án: B

Câu 20: Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên?

A. Hà Nội.

B. Nam Định,

C. Huế.

D. Sài Gòn.

Đáp án: A

Trên đây các bạn đã xem Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) chi tiết và cụ thể. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm