Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 -1939 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Lịch sử lớp 9 bài 20, kèm câu hỏi trắc nghiệm giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng dễ dàng.. Tài liệu giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt môn Sử 9 hơn.

A. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 20

B. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 20

I. Tình hình thế giới và trong nước

* Tình hình thế giới:

- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước (Đức-Italia-Nhật) đe dọa nền dân chủ và hòa bình thế giới.

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản chỉ ra kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới và vận động thành lập ở mỗi nước Mặt trận nhân dân, tập hợp các lực lượng tiến bộ để chống phát xít

- Mặt trận Nhân dân lên nắm chính quyền ở Pháp, ban bố những chính sách tiến bộ áp dụng cho cả thuộc địa.

* Tình hình trong nước:

- Hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến đời sống của các tầng lớp lao động và cả những nhà tư sản, địa chủ vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương tiếp tục chính sách bóc lột, khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng.

- Do có những thay đổi ở Pháp, nhất là trong chính phủ cầm quyền, bộ phận cầm quyền ở Đông Dương buộc phải có những thay đổi trong chính sách cai trị, chịu thả một số tù chính trị. Những tù chính trị được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. Lực lượng cách mạng lúc này cũng đã được phục hồi. Cách mạng có thêm điều kiện thuận lợi để chuyển sang thời kì đấu tranh mới.

- Căn cứ vào tình hình trên và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị trung ương lần thứ nhất (7-1936) của Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược mới.

+ Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt: là bọn phản động Pháp và tay sai.

+ Xác định nhiệm vụ trước mắt: của nhân dân Đông Dương là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình.

+ Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương).

+ Hình thức, phương pháp đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.

II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ

- Chủ trương mới của Đảng đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần chúng, đã dấy lên trong cả nước phong trào đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ nhằm vào mục tiêu trước mắt là tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

- Giữa năm 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào đấu tranh công khai, vận động thành lập "Ủy ban trù bị Đại hội Đông Dương" nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng, tiến tới Đại hội Đông Dương (5-1936). Hưởng ứng chủ trương trên, các “ủy ban hành động” nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước.

- Đầu 1937, nhân việc đón phái viên Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp và viên toàn quyền mới xứ Đông Dương là Gô-đa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng khắp nơi trong nước, đông đảo hăng hái nhất là công nhân và nông dân, biểu dương lực lượng qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”.

- Những cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, nhân dân lao động ở thành phố:

+ Tổng bãi công của công nhân Công ty than Hòn Gai (với sự tham gia của 2,5 vạn người).

+ Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 tại khu Đấu Xảo Hà Nội (với sự tham gia của 2,5 vạn người) ….

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 hay, ngắn gọn

Cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo (Hà Nội)

- Xuất bản sách báo công khai của Đảng, của Mặt trận Dân chủ Đông Dương và các đoàn thể (Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Bạn dân, Tin tức…..)

- Một số cuốn sách phổ thông giới thiệu về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chính sách của Đảng cũng được lưu hành rộng rãi (cuốn “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình).

III. Ý nghĩa của phong trào

- Phong trào đấu tranh công khai hợp pháp 1936-1939 là phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn. Nhờ đó, Đảng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng Mác - Lê-nin, đường lối chính sách của Đảng, tập hợp đông đảo quần chúng trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất rộng rãi, tổ chức thành đội quân chính trị của quần chúng gồm hàng triệu người ở thành thị và nông thôn.

- Qua lãnh đạo phong trào quần chúng, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, trình độ chính trị và khả năng công tác của cán bộ, đảng viên được nâng lên, đội ngũ cán bộ cách mạng dày dạn kinh nghiệm càng đông đảo, tổ chức của Đảng được củng cố và phát triển. Đó là cuộc diễn tập thứ hai của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho thắng lợi Cách mạng tháng Tám sau này.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 20

Ngoài lý thuyết Lịch sử 9 bài 20, mời các bạn thử sức với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 bài 20 dưới đây. Đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến có đáp án cho các em trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong.

Câu 1. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là

A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng.

B. Tập hợp được quân đội chính trị đông đảo đến từ nông thôn.

C. Tư tưởng Mác-Lenin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến một cách sâu rộng.

D. Cuộc diễn tập của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 có ý nghĩa như cuộc diễn tập lần thứ 2 của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945. Trong phong trào uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng. Các lực lượng đấu tranh ngày càng trưởng thành hơn.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây về phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?

A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính dân tộc.

B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.

C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.

D. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.

Đáp án: C

Giải thích: Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là cuộc vận động dân chủ có tính dân tộc vì có mục tiêu đấu tranh chống đế quốc và bọn tay sai phản cách mạng, đưa mâu thuẫn dân tộc lên hàng đầu. Phong trào có nhiều hình thức đấu tranh phong phú, xuất hiện hình thức đấu tranh mới như đấu tranh nghị trường.

Câu 3. Yếu tố quyết định dẫn đến dẫn đến sự bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là gì?

A. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6/1936).

B. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của quốc tế Cộng sản (7/1935).

C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (những năm 30 của thế kỷ XX).

D. Nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Nhận thấy tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển, Đảng đã kịp thời đưa ra nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong đó có nêu rõ kẻ thù, hình thức, phương pháp, xác định kẻ thù,… đó là yếu tố quyết định dẫn đến sự bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam.

Câu 4. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì đã

A. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.

B. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị Tháng 10/1930.

C. Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.

Đáp án: D

Giải thích: sgk-trang 79 và 80

Câu 5. Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là

A. Mít tinh biểu tình.

B. Đấu tranh nghị trường.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Bãi khóa, bãi công.

Đáp án: B

Giải thích: Lần đầu tiên hình thức đấu tranh nghị trường xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam. Còn lại các hình thức khác đã xuất hiện ở phong trào 1930-1931 và các phong trào trước đó.

Câu 6. Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kỳ 1936-1939 dựa trên cơ sở nào?

A. Tình hình thực tiễn cách mạng Việt Nam.

B. Tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi.

C. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào tình hình thực tế thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi trong giai đoạn 1936-1939 (đã trình bày phần 1.1 ) Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược

Câu 7. Qua Ninh và Vân Đình lần lượt là bút danh của những ai?

A. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp.

B. Trần Phú và Trường Trinh.

C. Võ Nguyên Giáp và Lê Hồng Phong.

D. Trần Phú và Lê Hồng Phong.

Đáp án: A

Giải thích: sgk-trang 79

Câu 8. Một trong những ý nghĩa của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là

A. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.

B. Giúp cán bộ và đảng viên được trưởng thành.

C. Bước đầu khẳng định vai trò của giai cấp công nhân.

D. Bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công-nông.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách dân chủ chứ không phải toàn bộ. Vai trò giai cấp công nhân và sự hình thành liên minh công-nông đã được khẳng định và hình thành từ phong trào 1930-1931.

Câu 9. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã

A. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.

B. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930.

C. Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.

Câu 10. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939?

A. Công nhân và nông dân.

B. Tiểu tư sản dân tộc và công nhân.

C. Nông dân và trí thức.

D. Tư sản dân tộc và nông dân.

Đáp án: A

Giải thích: Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 là công nhân và nông dân. Đây là lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh của ta và đã được xác định rất rõ trong đường lối chỉ đạo của Đảng.

Câu 11: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì đã

A. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.

B. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị Tháng 10/1930.

C. Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.

Đáp án: D

Câu 12: Trong năm 1936, Mặt trận nhân dân nước nào làm nòng cốt, thắng cử vào Nghị viện, lên cầm quyền và ban hành một số chính sách tiến bộ cho các nước thuộc địa.

A. Nước Đức.

B. Nước Pháp.

C. Nước Anh.

D. Nước Tây Ban Nha.

Đáp án: B

Câu 13: Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì?

A. Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Đáp án: B

Câu 14: Khẩu hiệu đấu tranh của thòi kỳ cách mạng 1936-1939 là gì?

A. “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”.

B. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.

C. “Độc lập dân tộc”, “Người cày có ruộng”.

D. “Chống phát xít chong chiến tranh đế quốc chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.

Đáp án: D

Câu 15: Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kỳ 1936-1939 dựa trên cơ sở nào?

A. Tình hình thực tiến cách mạng Việt Nam.

B. Tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi.

C. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.

Đáp án: B

Câu 16: Cuộc mít tinh khổng lồ trong thời kì 1936 - 1939 đã diễn ra vào thời gian nào? ở đâu?

A. Ngày 1/5/1938 ở Hà Nội

B. Ngày 1/8/1937 ở Huế

C. Ngày 1/5/1936 ở Sài Gòn

D. Ngày 1/8/1936 ở Hà Nội

Đáp án: A

Câu 17: Mít tinh biểu tình đưa “dân nguyện” đó là hình thức đấu tranh của phong trào nào?

A. Đông Dương đại hội.

B. Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới của xứ Đông Dương.

C. A và B đúng

D. A và B sai

Đáp án: B

Câu 18: Qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”, lực lượng nào tham gia đông đảo và hăng hái nhất?

A. Công nhân và nông dân.

B. Học sinh và thợ thủ công.

C. Trí thức và dân nghèo thành thị.

D. Câu a và c đúng.

Đáp án: A

Câu 19: Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939?

A. Công nhân và nông dân.

B. Tiểu tư sản dân tộc và công nhân.

C. Nông dân và trí thức.

D. Tư sản dân tộc và nông dân.

Đáp án: A

Câu 20: Tờ báo nào của Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động công khai trong thời kì 1936 - 1939?

A. Người cùng khổ

B. Độc lập

C. Dân chúng

D. Thanh niên

Đáp án: C

..................................

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 -1939, mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm