Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 9 bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết môn Lịch sử lớp 9 giúp các em nắm vững kiến thức được học, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Ngoài ra còn có câu hỏi trắc nghiệm cho các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Lịch sử 9 hơn.

A. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 27

B. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 27

I. KẾ HOẠCH NA-VA CỦA PHÁP – MĨ

- Ngày 7-5-1953, được sự giúp đỡ của Mĩ, Na-va vạch kế hoạch quân sự hi vọng kết thúc chiến tranh ở Đông Dương trong vòng 18 tháng.

- Kế hoạch Na-va tiến hành theo hai bước:

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954

1. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 - 1954

- Phương hướng chiến lược của ta: Quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận: chính diện và sau lưng địch. Giữ vững thế chủ động buộc địch phải phân tán lực lượng ở những điểm xung yếu.

- Phương châm: Tích cực chủ động và linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc chắn thì kiên quyết không đánh.

- Ta mở một loạt chiến dịch ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương, buộc địch phải phân tán lực lượng ra 5 nơi.

+ Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Điện Biên Phủ.

+ Xê-nô (Trung Lào).

+ Luông Pha-bang (Thượng Lào).

+ Plâyku (Tây Nguyên).

=> Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán lực lượng và giam chân ở miền rừng núi.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

- Âm mưu của địch:

+ Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương.

+ Lực lượng địch gồm: 16200 tên đủ các binh chủng và phương tiện chiến tranh, được bố trí thành một hệ thống phòng ngự mạnh, gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu (phân khu trung tâm, phân khu Bắc, phân khu Nam). Pháp và Mĩ cho rằng Điện Biên Phủ là một “pháo đài không thể công phá”.

- Quá trình chuẩn bị của ta:

+ Ta chuẩn bị cho chiến dịch với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

+ Huy động 261.464 dân công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí.

+ Bộ đội từ các hướng hành quân về Điện Biên Phủ thắt chặt vòng vây.

- Chủ trương của ta:

Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

- Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: chia làm 3 đợt:

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

- Kết quả: ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: 16200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất, kĩ thuật.

III. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG (1954)

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Đông Xuân 1953-1954 khi kế hoạch Na-va sắp thất bại, Pháp buộc phải nhận lời đề nghị của Liên Xô, triệu tập hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ sĩ) để bàn về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.

+ Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc và bắt đầu thảo luận về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.

+ Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.

- Nội dung cơ bản của Hiệp định:

+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

+ Hai bên tham gia chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

+ Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng, lấy vĩ tuyến l7 làm ranh giới quân sự tạm thời.

+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế.

- Ý nghĩa của Hiệp định:

+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.

+ Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu mở rộng và quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương:

+ Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

IV. Ý NGHĨA LỊCH SỬ, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954)

1. Ý nghĩa lịch sử

*Đối với Việt Nam:

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta.

- Bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Tám.

- Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam.

- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.

* Đối với quốc tế:

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, một dân tộc dù đất không rộng, người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối quân sự, chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế, thì hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi.

2. Nguyên nhân thắng lợi

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Được tiến hành trong điều kiện có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương vững chắc.

- Có tinh thần đoàn kết giữa ba nước Đông Dương và sự đồng tình tình giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác, của thực dân Pháp và loài người tiến bộ.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 27

Câu 1. Kế hoạch Na-va của Pháp gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Kế hoạch Na-va Nội dung: gồm 2 bước

+ Bước 1: Trong thu-đông 1953-1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, “bình định” miền Trung và Nam Đông Dương.

+ Bước 2: Từ thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.

Câu 2. Mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta tấn công vào đâu?

A. Phía Đông phân khu trung tâm

B. Phân khu trung tâm

C. Phân khu Bắc

D. Phân khu Nam

Đáp án: C

Giải thích: Trong đợt 1: quân ta tiến công và tiêu diệt Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

Câu 3. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt:

- Đợt 1: quân ta tiến công và tiêu diệt Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2: quân ta tiến công và tiêu diệt căn cứ phía Đông phân khu Trung tâm.

- Đợt 3: quân ta đồng loạt tấn công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt sở chỉ huy của địch.

Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?

A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

B. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.

D. Sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.

Câu 5. Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là gì?

A. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

B. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

C. Pháp cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

D. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Quyền dân tộc cơ bản là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi dân tộc. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương là Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 6. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.

C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết

Đáp án: D

Giải thích: Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết buộc thực dân Pháp phải rút quân khỏi nước ta. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 7. Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến ở Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là gì?

A. Tấn công nơi quan trọng mà Pháp sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng.

B. Tiến công thần tốc, táo bạo, đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp.

C. Đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.

D. Đánh vào nơi quan trọng, làm cho Pháp gặp khó khăn phải rút quân về nước.

Đáp án: C

Giải thích: Trong chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 ta tấn công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, làm phân tán lực lượng của địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ta đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

B. Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân 3 nước Đông Dương.

C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.

D. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân 3 nước Đông Dương là nguyên nhân khách quan.

Câu 9. Sau cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta, quân chủ lực của Pháp bị phân tán thành mấy nơi?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: D

Giải thích: Sau cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta, quân chủ lực của Pháp bị phân tán thành 5 nơi. Ngoài Đồng Bằng Bắc Bộ, quân đội của Pháp bị phân tán quân đến Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây-ku.

Câu 10. Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945-1954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp?

A. Chiến dịch Biên giới thu-đông (1950).

B. Chiến dịch Trung Lào (1953).

C. Chiến dịch Thượng Lào (1954).

D. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953-1954).

Đáp án: D

Giải thích: Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953-1954) đã xé nhỏ “con át” chủ bài của kế hoạch Na-va chính là đội quân ở Đồng bằng Bắc Bộ, làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp.

Câu 11: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày?

A. 55 ngày đêm.

B. 56 ngày đêm.

C. 60 ngày đêm.

D. 66 ngày đêm.

Đáp án: B

Câu 12: Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ:

A. Cứ điểm Him Lam.

B. Sân bay Mường Thanh,

C. Đồi A1.

D. Sở chỉ huy Đờ Cát-tơ- ri.

Đáp án: C

Câu 13: Tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng vào thời gian nào?

A. 16 giờ ngày 7/5/1954

B. 16 giờ 30 ngày 7/5/1954

C. 17 giờ ngày 7/5/1954

D. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954

Đáp án: D

Câu 14: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như ………của thế kỉ XX”

A. Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.

B. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.

C. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm-Xoài Mút, một Đống Đa.

D. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.

Đáp án: D

Câu 15: Tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương gồm có những nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Liên Xô.

B. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mĩ, Pháp.

C. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Mĩ, Anh, Pháp.

D. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Pháp.

Đáp án: C

Câu 16: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.

Đáp án: A

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

B. Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân 3 nước Đông Dương.

C. Sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.

D. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

Đáp án: B

Câu 18: Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là gì?

A. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

B. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

C. Pháp cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

D. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

Đáp án: D

Câu 19: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.

C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết

Đáp án: D

Câu 20: Lý do chủ yếu nhất Pháp cử Na-va sang Đông Dương?

A. Vì sao chiến tranh Triều Tiên Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương.

B. Vì Na-va được Mĩ chấp thuận.

C. Vì phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao.

D. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp có nhiều khó khăn về kinh tế tài chính.

Đáp án: D

..............................

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954), mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập khác được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm