Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 9 bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Lịch sử lớp 9 bài 24 giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài. Bên cạnh đó là câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 bài 24 giúp các em học sinh vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo.

A. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 24

I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

1. Khó khăn:

Sau khi ra đời, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hết sức hiểm nghèo, như “ngàn cân treo sợi tóc", phải đối phó với 3 mối đe dọa lớn:

- Ngoại xâm:

+ Phía Bắc: quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách

+ Phía Nam: thực dân Pháp (được đế quốc Anh giúp đỡ) trở lại xâm lược.

- Nội phản: bọn tay sai Trung Hoa Dân Quốc (Việt Quốc, Việt Cách), các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam (Đại Việt, Tơrôxkit) bọn phản động trong các giáo phái... chống phá cách mạng, cướp chính quyền ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái, gây các vụ cướp bóc, giết người làm cho xã hội mất an ninh.

- Nạn đói, nạn dốt và tài chính khô kiệt:

+ Hậu quả nghiêm trọng của nạn đói vẫn đe doạ.

+ Nạn dốt: trên 90% người dân trong nước mù chữ, tệ nạn xã hội vẫn còn phổ biến.

+ Tài chính: ngân quỹ trống rỗng, giá cả tăng vọt...

2. Thuận lợi

Những thuận lợi cơ bản tạo điều kiện cho chính quyền nhân dân vượt được khó khăn để tồn tại:

- Có Đảng và Bác Hồ.

- Nhân dân lao động phấn khởi, gắn bó với cách mạng.

- So sánh lực lượng trên thế giới thay đổi có lợi cho cách mạng.

II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ MỚI

- Ngày 6/1/1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.

- Ngày 2-3-1946: Quốc hội họp phiên đầu tiên, Ban hành dự thảo Hiến pháp, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến.

- Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân ở Trung và Bắc Bộ được kiện toàn từ tỉnh đến xã đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

- Ngày 29-5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập để tăng cường và mở rộng khối đoàn kết toàn dân.

III. DIỆT GIẶC ĐÓI, GIẶC ĐỐT VÀ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH

1. Giải quyết nạn đói:

- Biện pháp cấp thời: kêu gọi tiết kiệm, “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm" để có thêm gạo cứu đói.

- Biện pháp lâu dài: đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng cho nông dân nghèo, giảm tô 25%, bỏ các thứ thuế vô lí…

2. Giải quyết nạn dốt:

- Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ.

- Phong trào xóa nạn mù chữ, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục.

3. Giải quyết khó khăn về tài chính

- Kêu gọi sự đóng góp của nhân dân.

- Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.

- Ngày 31-1-1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.

IV. NHÂN DÂN NAM BỘ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC

- Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá, tập kích quân Pháp...

- Quân Pháp được tăng viện, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

- Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.

V. ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN TƯỞNG VÀ BỌN PHẢN CÁCH MẠNG

- Sách lược đấu tranh của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai: hoà hoãn, tránh xung đột, giao thiệp thân thiện và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị với quân Tưởng một cách khôn khéo, đồng thời kiên quyết trừng trị bọn tay sai. Bằng cách:

+ Cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế Bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.

+ Cho Tưởng một số quyền lợi trước mắt về kinh tế.

- Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.

VI. HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ (6-3-1946) VÀ TẠM ƯỚC VIỆT – PHÁP (14-9-1946)

1. Hoàn cảnh:

- Pháp muốn mở rộng chiến tranh nhằm thôn tính cả nước ta, chúng đàm phán với Tưởng Giới Thạch để thay thế quân Tưởng chiếm đóng miền Bắc Việt Nam. Pháp sẽ nhượng lại cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc.

-> Hiệp ước Hoa-Pháp được ký ngày 28-2-1946.

Hiệp ước Hoa-Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường:

- Khẩn trương cầm vũ khí chống Pháp.

- Chủ động đàm phán với Pháp để loại trừ quân Tưởng. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

- Trước tình hình đó, ta chọn con đường thứ hai. Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

2. Nội dung Hiệp định

- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do.

- Chính phủ ta cho quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật.

- Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ

3. Ý nghĩa:

- Giúp ta loại trừ bớt kẻ thù, tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.

- Có thêm thời gian củng cố lực lượng.

4. Tình hình sau khi kí Hiệp định Sơ bộ

- Ta: tranh thủ củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt: thành lập Liên Việt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... xây dựng và củng cố các lực lượng vũ trang.

- Pháp: vẫn gây xung đột ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, tăng cường khiêu khích, làm thất bại cuộc đàm phán ở Phông-ten-nơ-blô (Pháp).

- Ngày 14-9-1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng hộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà ta biết chắc chắn nhất định sẽ nổ ra.

B. Giải Lịch sử 9 bài 24

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 24

Câu 1. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta diễn ra vào ngày tháng năm nào?

A. 5/1/1946.

B. 6/1/1946.

C. 7/1/1946.

D. 8/1/1946.

Đáp án: B

Giải thích: sgk-trang 97

Câu 2. Từ sau ngày 2/9/145 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương nào?

A. Hòa hoãn, tránh xung đột.

B. Đối đầu trực tiếp về quân sự.

C. Vừa đánh vừa đàm phán.

D. Kiên quyết kháng chiến.

Đáp án: A

Giải thích: Từ sau ngày 2/9/145 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương hòa hoãn, nhượng bộ cho chúng một vài quyền lợi về kinh tế.

Câu 3. Chính phủ nước VNDCCH ký với chính phủ Pháp bản hiệp ước sơ bộ (6/31946) nhằm mục đích gì?

A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.

B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.

D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào áp giải quân đội Nhật.

Đáp án: A

Giải thích: Ta tránh được việc phải đương đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta. Có thêm thời gian hòa bình để củng cố, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài chống Pháp.

Câu 4. Trong văn kiện ngoại giao nào đây, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng đối phương về không gian để có thời gian đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục đi lên?

A. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.

B. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946).

C. Tạm ước Việt- Pháp (14/9/1946).

D. Hiệp định Gionevo năm 1945 về Đông Dương.

Đáp án: B

Giải thích: (SGK – trang 102)

Câu 5. Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước VNDCCH đứng trước những khó khăn, thử thách nào?

A. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản.

B. Khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu.

C. Các đảng phái trong nước câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Quân Pháp trở lại theo quyết định của hội nghị Pốtxđam.

Đáp án: A

Giải thích: Sau Cách mạng Tháng Tám chính quyền của ta còn non trẻ nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản. Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

Câu 6. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào?

A. Cải cách giáo dục.

B. Bổ túc văn hóa.

C. Bình dân học vụ.

D. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”.

Đáp án: C

Giải thích: SGK – trang 99

Câu 7. Hình ảnh sau phản ánh nội dung gì?

lý thuyết môn Lịch sử 9

A. Bộ đội ta vào tiếp quản Thủ đô.

B. Quân Pháp tấn công lại Hà Nội.

C. Đoàn quân Nam tiến” vào Nam bộ chiến đấu.

D. Một buổi duyệt binh của quân đội VNDCCH.

Đáp án: C

Giải thích: SGK – trang 100

Câu 8. Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa-Pháp (2/1946) để thực hiện âm mưu gì?

A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để giải giáp quân đội Nhật.

B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Đưa quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa-Pháp (2/1946) để thực hiện âm mưu đưa quân ra miền Bắc để xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Câu 9. Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, thực dân Pháp đã mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai bằng cuộc tấn công vào địa điểm nào?

A. Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và Tự vệ thành phố Sài Gòn.

B. Bắc Bộ phủ và Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.

C. Tự vệ thành phố Sài Gòn và Bắc Bộ phủ.

D. Sân bay Tân Sơn Nhất và Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: sgk-trang 100

Câu 10. Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1956, Chính phủ nước VNDCCH nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là

A. Đảm bảo an ninh quốc gia.

B. Đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị.

C. Giữ vững chủ quyền dân tộc.

D. Đảng Cộng sản được hoạt động công khai.

Đáp án: C

Giải thích: Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1956, Chính phủ nước VNDCCH nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi nhưng luôn giữ vững quyền lợi cao nhất là chủ quyền dân tộc.

Câu 11: Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương nào?

A. Hòa hoãn, tránh xung đột.

B. Đối đầu trực tiếp về quân sự.

C. Vừa đánh vừa đàm phán.

D. Kiên quyết kháng chiến.

Đáp án: A

Câu 12: Chính phủ nước VNDCCH ký với chính phủ Pháp bản hiệp ước sơ bộ (6/3/1946) nhằm mục đích gì?

A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.

B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.

D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

Đáp án: A

Câu 13: Trong văn kiện ngoại giao nào đây, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng đối phương về không gian để có thời gian đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục đi lên?

A. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.

B. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946).

C. Tạm ước Việt- Pháp (14/9/1946).

D. Hiệp định Gionevo năm 1945 về Đông Dương.

Đáp án: B

Câu 14: Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước VNDCCH đứng trước những khó khăn, thử thách nào?

A. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản.

B. Khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu.

C. Các đảng phái trong nước câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Quân Pháp trở lại theo quyết định của hội nghị Pốtxđam.

Đáp án: A

Câu 15: Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào?

A. Cải cách giáo dục.

B. Bổ túc văn hóa.

C. Bình dân học vụ.

D. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”.

Đáp án: C

Câu 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ vào ngày tháng năm nào?

A. 7/3/1945

B. 8/9/1945

C. 9/9/1945

D. 10/9/1945

Đáp án: B

Câu 17: Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất?

A. Lập hũ gạo tiết kiệm.

B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói.

C. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.

D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.

Đáp án: C

Câu 18: Câu nào dưới đây là lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải quyết nạn đói?

A. “Không một tấc đất bỏ hoang”.

B. “Tấc đất, tấc vàng”.

C. Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản xuất nửa!”.

D. Tất cả các câu trên.

Đáp án: C

Câu 19: Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam vào ngày tháng năm nào?

A. 28/1/1946

B. 29/1/1946

C. 30/1/1946

D. 31/1/1946

Đáp án: D

Câu 20: Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước ngày tháng năm nào?

A. 23/11/1946

B. 24/11/1946

C. 25/11/1946

D. 26/11/1946

Đáp án: A

.................................

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946), VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau nhé: Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm