Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Bài: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
A. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 13
I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
- Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống. Nhiều thập niên nửa sau của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa trở thành một lực lượng hùng mạnh về mọi mặt. Nhưng vì đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách, sự chống phá của các thế lực đế quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh đã giành được những thắng lợi to lớn, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), đưa đến sự ra đời của hơn một trăm quốc gia độc lập.
- Các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, tiêu biểu là Nhật Bản và Cộng hoà Liên bang Đức. Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực như khối Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).
- Về quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 là sự xác lập trật tự hai cực do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Đến nay về cơ bản nguy cơ chiến tranh được đẩy lùi, thế giới chuyển dần sang xu thế hoà hoãn và đối thoại.
- Trong nửa đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kỳ diệu.
II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
1. Sự hình thành trật tự thế giới mới (đang trong quá trình xác định).
2. Xu thế hoà hoãn, thỏa hiệp giữa các nước lớn. Xu thế đối thoại, hợp tác cùng tồn tại hòa bình.
3. Các nước điều chỉnh chiến lược, trong đó lấy việc phát triển kinh tế làm trọng điểm.
4. Nguy cơ biến thành xung đột nội chiến, đe dọa nghiêm trọng hòa bình ở nhiều khu vực.
5. Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển
B. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 13
Câu 1. Nước xã hội chủ nghĩa ở Mĩ La-tinh là nước nào?
A. Brazil B. Mê-hi-cô C. Chi-lê D. Cu-ba
Đáp án: D
Giải thích:
Năm 1961, Cuba tuyên bố tiến lên xây dựng CNXH. Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ nhưng nhân dân Cuba đã đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Câu 2. Chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô vào thời gian nào?
A. Năm 1985.
B. Năm 1989.
C. Năm 1990.
D. Năm 1991.
Đáp án: D
Giải thích:
Ngày 25 – 12 – 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem- li bị hạ xuống đánh dấu sự chấm dứt của Liên bang Xô viết.
Câu 3. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ.
B. Hệ thống thuộc địa sụp đổ.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ.
D. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới sụp đổ.
Đáp án: A
Giải thích:
Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được những thắng lợi làm sụp đổ hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc, hơn 100 quốc gia độc lập ra đời.
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nước nào vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới?
A. Liên Xô B. Mĩ C. Anh D. Nhật Bản
Giải thích:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc phát triển kinh tế. Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.
Câu 5. Ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX là:
A. Liên Xô, Mĩ, Tây Âu.
B. Liên Xô, Mĩ, Nhật Bản.
C. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
D. Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc.
Đáp án: C
Giải thích:
(SGK – trang 53)
Câu 6. Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa:
A. Các nước Tây Âu và Mĩ
B. Liên Xô và Mĩ.
C. Mĩ và Nhật Bản.
D. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.
Đáp án: B
Giải thích:
Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô (đứng đầu phe XHCN) và Mĩ (đứng đầu phe TBCN) kéo dài hơn 40 năm. Trong suốt những năm Chiến tranh lạnh thế giới luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới luôn thường trực.
Câu 7. Trật tự thế giới hai cực bị tan rã, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo chiều hướng:
A. đơn cực, do Mĩ đứng đầu.
B. đơn cực do các nước Tây Âu đứng đầu.
C. hai cực do Mĩ và các nước Tây Âu đứng đầu.
D. đa cực, nhiều trung tâm.
Đáp án: D
Giải thích: (SGK – trang 54)
Câu 8. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là gì?
A. Đối đầu.
B. Liên minh chính trị.
C. Chạy đua vào vũ trụ.
D. Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Đáp án: D
Giải thích:
Sau Chiến tranh lạnh, các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Câu 9. Hiện nay, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào làm trọng điểm?
A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hóa D. Quân sự
Đáp án: B
Giải thích:
Sau Chiến tranh lạnh các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Các nước đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng hợp tác và phát triển như: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),...
Câu 10. Tổ chức nào là liên minh kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Liên Hợp Quốc.
C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Đáp án: A
Giải thích:
EU là tổ chức quốc tế khu vực với 27 nước thành viên có sự liên kết chặt chẽ về kinh tế - chính trị giữa các nước thành viên. Liên minh châu Âu (EU) là liên minh kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất hành tinh.
Với nội dung bài Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về các xu thế phát triển của thế giới, sự hình thành trật tự thế giới mới, chính sách phát triển đối nội và đối ngoại của các nước...
Trên đây các bạn đã xem Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay chi tiết và cụ thể. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9