Lịch sử 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 được VnDoc tổng hợp bao gồm lý thuyết cơ bản môn Lịch sử lớp 9 bài 21 giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng trả lời câu hỏi liên quan dễ dàng hơn. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 21

B. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 21

I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG DƯƠNG

- Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu, quân đội phát xít Đức tấn công nước Pháp, Chính phủ phản động Pháp đầu hàng làm tay sai cho Đức (6-1940).

- Ở Viễn Đông, quân đội phát xít Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt-Trung.

- Tháng 9-1940, Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật rồi cấu kết với Nhật để cùng áp bức bóc lột nhân dân Đông Dương.

+ Thủ đoạn gian xảo của Pháp: Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, tăng các loại thuế.

+ Thủ đoạn thâm độc của Nhật: Thu mua lương thực (chủ yếu là gạo, lúa) theo lối cưỡng bức.

- Dưới hai tầng lớp áp bức, bóc lột của Pháp-Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.

II. NHỮNG CUỘC NỔI DẬY ĐẦU TIÊN

1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)

- Đêm 22-9-1940, quân Nhật tiến đánh Lạng Sơn, quân Pháp thua bỏ chạy qua châu Bắc Sơn. Thừa cơ đó, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy tước khí giới của quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940). Nhưng mấy hôm sau, Nhật thỏa hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, tập trung dân, bắn giết nghĩa quân, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt của cải.

- Lực lượng vũ trang Bắc Sơn rút vào rừng, bảo toàn lực lượng, thành lập đội du kích Bắc Sơn.

2. Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)

- Quân Xiêm (Thái Lan) với sự giúp đỡ của Nhật - lợi dụng cơ hội quân Pháp bại trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, tiến hành khiêu khích, xung đột dọc biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp bắt lính người Việt ra trận chết thay cho chúng (11-1940). Nhân dân, nhất là binh lính người Việt, rất bất bình và sôi sục khí thế đấu tranh.

- Tình thế cấp bách nên đảng bộ Nam Kì phải quyết định khởi nghĩa tuy chưa có sự chuẩn y của Trung ương, lệnh đình chỉ khởi nghĩa của Đảng ngoài Bắc vào chậm. Trước ngày khởi sự, một số cán bộ chi huy bị bắt, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, thực dân Pháp tìm cách đối phó.

- Tuy vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo dự kiến vào đêm 22 rạng sáng 23- 11-1940 ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân triệt hạ nhiều đồn bốt của giặc, phá tan nhiều chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng ở địa phương. Cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện từ trong khởi nghĩa quần chúng.

- Thực dân Pháp tập trung lực lượng, dùng nhiều thủ đoạn đàn áp cuộc khởi nghĩa. Cách mạng bị tổn thất nặng nề, nhưng một số cán bộ và nghĩa quân rút vào rừng, chờ thời cơ để hoạt động trở lại.

* Ý nghĩa và bài học 2 sự kiện trên:

- Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì nổ ra vào lúc kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị kĩ lưỡng nên trước sau đều thất bại.

- Các sự kiện oanh liệt đó đã “gây ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc”, nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh báo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân vào nước ta, “đó là những tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc".

- Các cuộc khởi nghĩa trên, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 21

Câu 1. Sự kiện nào trên thế giới có tác động sâu sắc nhất tới tình hình Việt Nam giai đoạn 1939-1945?

A. Chiến tranh thế giới thứ diễn ra.

B. Trục phát xít được hình thành.

C. Nhật và Pháp ký “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương”.

D. Pháp đầu hàng phát xít Đức.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ đã làm cho Pháp có những điều chỉnh trong chính sách cai trị Việt Nam. Đồng thời diễn biến của cuộc chiến cũng ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối chỉ đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939-1945.

Câu 2. Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ năm bao nhiêu?

A. 1939.

B. 1940.

C. 1941.

D. 1942.

Đáp án: B

Giải thích: sgk-trang 82

Câu 3. Đội du kích Bắc Sơn là tiền thân của tổ chức nào sau đây?

A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

B. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

C. Cứu quốc quân.

D. Mặt trận Việt Minh.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 83

Câu 4. Khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra năm bao nhiêu?

A. 1939.

B. 1940.

C. 1941.

D. 1942.

Đáp án: B

Giải thích: sgk-trang 83

Câu 5. Ngày 23/7/1941, Chính phủ Pháp đã kí với Nhật văn kiện gì?

A. Hiệp ước tấn công Đông Dương.

B. Hiệp ước mở cửa Đông Dương.

C. Hiệp ước hòa bình Đông Dương.

D. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.

Đáp án: D

Giải thích: sgk-trang 81

Câu 6. Người chỉ huy binh biến Đô Lương là ai?

A. Đội Cấn.

B. Đội Cung.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Cai Vy.

Đáp án: B

Giải thích: sgk-trang 85

Câu 7. Các cuộc khởi nghĩa và binh biến đầu tiên trong năm 1940-1941 có ý nghĩa lớn nhất là gì?

A. Rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và chiến thuật, chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

B. Làm cho âm mưu câu kết giữa chính phủ Pháp và phát xít Nhật bị hoàn toàn thất bại.

C. Làm cho Cách mạng Việt Nam phục hồi và phát triển lực lượng, chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa.

D. Thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Các cuộc khởi nghĩa và binh biến đầu tiên trong năm 1940-1941 tuy thất bại nhưng từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và chiến thuật, chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

Câu 8. Thực dân Pháp thi hành chính sách gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?

A. Tăng thuế.

B. Chính sách “kinh tế chỉ huy”

C. Thu mua lương thực

D. Tích trữ lương thực

Đáp án: B

Giải thích: (SGK – trang 82)

Câu 9. Thủ đoạn tàn độc nhất của Nhật là gì?

A. Thu mua lương thực

B. Tích trữ lương thực

C. Thu mua lương thực theo lối cưỡng bức

D. Thu mua gạo giá rẻ

Đáp án: C

Giải thích: Thủ đoạn tàn độc nhất của Nhật là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt để tích trữ lương thực chuẩn bị cho chiến tranh.

Câu 10. Lực lượng vũ trang của cuộc nổi dậy nào được duy trì và phát triển trở thành Cứu quốc quân?

A. Bắc Sơn

B. Đô Lương

C. Nam Kì

D. Bắc Sơn và Nam Kì

Đáp án: A

Giải thích: (SGK – trang 82)

Câu 11: Người chỉ huy binh biến Đô Lương là ai?

A. Đội Cấn.

B. Đội Cung.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Cai Vy.

Đáp án: B

Câu 12: Lực lượng tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941) là lực lượng nào?

A. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.

B. Công nhân và nông dân.

C. công nhân, nông dan, thợ thủ công.

D. Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia.

Đáp án: D

Câu 13: Các cuộc khởi nghĩa và binh biến đầu tiên trong năm 1940-1941 có ý nghĩa lớn nhất là gì?

A. Rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và chiến thuật , chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

B. Làm cho âm mưu câu kết giữa chính phủ Pháp và phát xít Nhật bị hoàn toàn thất bại.

C. Làm cho Cách mạng Việt Nam phục hồi và phát triển lực lượng, chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa.

D. Thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Đáp án: A

Câu 14: Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?

A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.

B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.

D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.

Đáp án: A

Câu 15: Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?

A. Quần chúng chưa sẵn sàng.

B. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi.

C. Lực lượng vũ trang còn yếu.

D. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp.

Đáp án: B

Câu 16: Ngày 23/7/1941, Chính phủ Pháp đã kí với Nhật văn kiện gì?

A. Hiệp ước tấn công Đông Dương.

B. Hiệp ước mở cửa Đông Dương.

C. Hiệp ước hòa bình Đông Dương.

D. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.

Đáp án: D

Câu 17: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Nhật và Pháp ngày nào?

A. 23/7/1941

B. 24/7/1941

C. 25/7/1941

D. 26/7/1941

Đáp án: A

Câu 18: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận:

A. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.

B. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.

C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.

D. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật.

Đáp án: C

Câu 19: Thực dân Pháp thi hành chính sách gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?

A. Tăng thuế.

B. Chính sách “kinh tế chỉ huy”

C. Thu mua lương thực

D. Tích trữ lương thực

Đáp án: B

Câu 20: Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp-Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944-1945?

A. Nông dân

B. Công nhân

C. Thợ thủ công

D. A và B đúng

Đáp án: A

............................

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 chi tiết và cụ thể, mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 9, Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9. Ngoài ra đề thi giữa kì 2 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 trên VnDoc cũng là tài liệu hay cho các em tham khảo luyện tập. 

Đánh giá bài viết
1 17.746
Sắp xếp theo

Lý thuyết Lịch sử 9

Xem thêm