Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 9 bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Lịch sử lớp 9 bài 19, kèm câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 cho các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi nhanh chóng dễ dàng. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích phục vụ các em trong quá trình học bài và làm bài.

A. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 19

B. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 19

I. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là cuộc khủng hoảng thừa, từ các nước tư bản lan nhanh sang các nước thuộc địa.

- Kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam, vốn đã phụ thuộc hoàn toàn kinh tế Pháp, nay gánh thêm hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

=> kinh tế suy sụp.

- Xã hội: Nhân dân lao động, trước tiên là công nhân và nông dân, chịu nhiều tai họa nhất:

+ Số công nhân mất việc ngày càng tăng, số còn việc thì tiền lương giảm đáng kể.

+ Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá, bị mất đất, chịu sưu thuế ngày càng tăng

+ Các tầng lớp khác cũng lâm vào tình cảnh điêu đứng.

- Chính trị: nhất là từ sau khởi nghĩa Yên Bái thất bại - đế quốc Pháp đẩy mạnh chiến dịch đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng của quần chúng.

- Tác động của khủng hoảng cùng với chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp càng nung nấu lòng căm thù, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động cả nước đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do.

II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh

1. Phong trào trên toàn quốc:

- Phong trào đấu tranh của quần chúng do Đảng Cộng sản lãnh đạo bùng lên mạnh mẽ khắp ba miền Bắc-Trung-Nam, nổi lên là phong trào của công nhân và nông dân.

- Tiêu biểu là ngày 1-5-1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân và nông dân cả nước đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động dưới nhiều hình thức để biểu dương lực lượng, tỏ rõ sự đoàn kết với vô sản thế giới.

2. Phong trào ở Nghệ- Tĩnh:

- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Mở đầu là cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930.

- Phong trào phát triển lên bước mới là cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy nhân ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc 1-8-1930. Cuộc tổng bãi công đánh dấu “một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến”.

- Từ sau 1-5 đến tháng 9-1930, ở nhiều vùng nông thôn thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nổ ra hàng loạt cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ.

- Phong trào phát triển tới đỉnh cao trong tháng 9-1930. Phong trào quần chúng tập hợp dưới khẩu hiệu chính trị kết hợp với khẩu hiệu kinh tế diễn ra dưới hình thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ, tiến công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương.

- Ngày 12-9-1930, hai vạn nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) đã biểu tình phản đối chính sách khủng bố của Pháp và tay sai.

- Trong suốt hai tháng 9 và 10-1930, nông dân ở Nghệ-Tĩnh đã vũ trang khởi nghĩa, công nhân đã phối hợp với nông dân phản đối chính sách khủng bố của địch. Hệ thống chính quyền đế quốc, phong kiến ở nhiều nơi tan rã.

- Để thay thế chính quyền cũ, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, các Ban Chấp hành nông hội đã đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn. Đây là một hình thức chính quyền nhân dân theo kiểu Xô-viết.

- Chính quyền Xô viết ở các làng, xã đã thực hiện một số chính sách: Bãi bỏ sưu thuế, mở lớp học chữ Quốc ngữ, thành lập Nông hội, Công hội, hội Phụ nữ giải phóng. Mỗi làng có đội tự vệ vũ trang.

- Xô-viết Nghệ - Tĩnh diễn ra được 4-5 tháng thì bị đế quốc phong kiến tay sai đàn áp. Từ giữa năm 1931 phong trào tạm thời lắng xuống.

- Ý nghĩa:

Tuy thất bại, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta.

+ Lần đầu tiên, liên minh công - nông được thiết lập để chống đế quốc, phong kiến và đã giáng một đòn mạnh vào nền thống trị của đế quốc phong kiến.

+ Chứng tỏ sức mạnh của công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có khả năng đánh đổ chính quyền của thực dân phong kiến, xây dựng xã hội mới.

- Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 19

Câu 1. Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng.

B. Phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh).

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

D. Phong trào đấu tranh Xô viết Nghệ-Tĩnh.

Đáp án: D

Giải thích: Nghệ Tĩnh là nơi phong trào cách mạng phát triển nhất, quy mô rộng lớn khắp ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, thời gian tồn tại lâu. Khí thế phong trào sục sôi , quyết liệt, quy tụ đông đảo quần chúng tham gia. Một hình thức chính quyền nhân dân kiểu Xô-Viết được thành lập, tiến bộ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Câu 2. Đâu không phải là tác động của cuộc khủng hoảng thế giới 1929-1933 lên tình hình Việt Nam lúc bấy giờ?

A. Làm cho nền kinh tế Việt Nam suy sụp nghiêm trọng.

B. Pháp có những chính sách nhằm khôi phục nền kinh tế Việt Nam.

C. Phong trào cách mạng của nhân dân ta dâng cao.

D. Số lượng công nhân thất nghiệp tăng cao.

Đáp án: B

Giải thích: Để bù lại những hậu quả do cuộc khủng hoảng thế giới 1929-1933, Pháp tăng cường thi hành những chính sách bóc lột tàn bạo đối với Việt Nam, khiến cho nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ nghiêm trọng.

Câu 3. Đâu không phải là đặc điểm của phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Thành phần tham gia chủ yếu là công nhân và nông dân.

B. Phong trào diễn ra trên một phạm vi rộng lớn từ Bắc vào Nam.

C. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị.

D. Phong trào nổ ra theo phản ứng dây chuyền.

Đáp án: C

Giải thích: Hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930-1931 rất đa dạng như: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địa phương,…

Câu 4. Động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

A. Công nhân và nông dân.

B. Tư sản và công nhân.

C. Công nhân, nông dân và trí thức.

D. Nông dân, trí thức và tư sản.

Đáp án: A

Giải thích: Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam tham gia quyết liệt nhất là công nhân và nông dân.

Câu 5. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là

A. Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939.

B. Phong trào cách mạng 1930-1931.

C. Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.

D. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.

Đáp án: B

Giải thích:

Phong trào cách mạng 1930-1931 được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì:

-Cao trào cách mạng 1930-1931 khẳng định những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi cách mạng Việt Nam.

+ Trước hết, cao trào khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng vạch ra là đúng đắn. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là đường lối cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến triệt để.

+ Cao trào đem lại cho công nhân, nông dân và nhân dân lao động nước ta niềm tin vững chắc vào đường lối cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc do Đảng ta lãnh đạo.

+ Cao trào đã “Khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo, năng lực lao động cách mạng của giai cấp công nhân mà đại biểu là Đảng ta”.

+ Cao trào đã xây dựng được khối liên minh công nông trong thực tế. Lần đầu tiên giai cấp công nhân sát cánh cùng giai cấp nông dân vùng dậy chống đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền Xô Viết.

+ Cao trào cách mạng 1930-1931 rèn luyện đội ngũ đảng viên quần chúng và đem lại cho họ niềm tin vững chắc vào sức mạnh và năng lực sáng tạo của mình.

+ Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta.

- Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

+ Bài học kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống đế quốc chống phong kiến thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

+ Xây dựng khối liên minh công nông làm nền tảng cho việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Xây dựng chính quyền cách mạng , chính quyền Xô Viết công nông.

+ Bài học về xây dựng Đảng ở nước thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

A. Chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

B. Tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

C. Hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.

D. Đảng cộng sản Việt Nam được công nhận là một bộ phận độc lập.

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng vạch ra là đúng đắn. Từ đó chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

Câu 7. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 được biểu hiện ở chỗ

A. Diễn ra trên quy mô rộng lớn ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.

B. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.

C. Lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.

D. Không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 mang tính chất triệt để khi dùng bạo lực tấn công vào đế quốc và bọn tay sai phản cách mạng, lật đổ chính quyền thực dân lập ra một chính quyền kiểu mới của dân, do dân, vì dân.

Câu 8. Khối liên minh công-nông lần đầu tiên được hình thành trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?

A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

B. Phong trào cách mạng 1930-1931.

C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930.

D. Phong trào dân chủ 1936-1939.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào cách mạng 1930-1931 đã đánh dấu mốc liên minh công-nông lần đầu tiên được hình thành. Bởi trước đó chưa có một phong trào nào liên minh được công nhân và nông dân một cách rộng rãi.

Câu 9. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?

A. Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng.

C. Thực dân Pháp thực hiện khủng bố trắng cách mạng Việt Nam sau khởi nghĩa Yên Bái.

D. Đời sống các tầng lớp nhân dân Việt Nam khó khăn do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp.

Đáp án: B

Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.

Câu 10. Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì

A. Đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị (10/1930).

B. Đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền và tay sai.

C. Đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.

D. Đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga.

Đáp án: C

Giải thích: Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội là lật đổ được chính quyền thực dân và tay sai, lập nên một chính quyền kiểu mới.

Câu 11. Phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?

A. Tháng 5/1930.

B. Tháng 7/1930.

C. Tháng 9/1930.

D. Tháng 10/1930

Đáp án: C

Câu 12. Hãy điền cụm từ còn thiếu vào ô trống ở đoạn văn sau: “Tuy mới thành lập ở một số xã, thời gian tồn tại chỉ được 4-5 tháng nhưng.............. đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân".

A. Phong trào cách mạng 1930-1931.

B. Xô viết Nghệ Tĩnh.

C. Phong trào công nông 1930-1931.

D. Chính quyền Xô viết.

Đáp án: B

Câu 13. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ-Tĩnh bị tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào?

A. Phong trào cách mạng 1930-1931.

B. Biểu tình 1/5/1930 trên toàn quốc.

C. Biểu tình 12/9/1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

D. Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân... tháng 9,10/1930.

Đáp án: D

Câu 14. Hai khẩu hiệu nào dưới đây được Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931?

A. “Độc lập dân tộc" và “Ruộng đất dân cày”.

B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình".

C. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.

D. “Đánh đổ đế quốc” và "Xóa bỏ ngôi vua”.

Đáp án: A

Câu 15. Từ tháng 5 đến tháng 8/1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?

A. Miền Trung.

B. Miền Bắc.

C. Miền Nam

D. Trong cả nước.

Đáp án: A

Câu 16. Điều gì chứng tỏ: tháng 9/1930 phong trào công-nông đã phát triển tới đỉnh cao?

A. Phong trào diễn ra khắp cả nước.

B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang và thành lập chính quyền Xô Viết

C. Đã thực hiện liên minh công nông vững chắc.

D. Đã kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Đáp án: B

Câu 17. Các sự kiện sau đây, sự kiện nào không đúng?

A. Tháng 2/1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng bãi công.

B. Ngày 1/5/1930, 3000 công nhân huyện Thanh Chương nổi dậy phá đồn Trí Viễn.

C. Ngày 12/9/1930, hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) nổi dậy biểu tình.

D. Ngày 19/2/1930, hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) nổi dậy biểu tình.

Đáp án: D

Câu 18. Chính quyền cách mạng ở Nghệ-Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:

A. Chính quyền đầu tiên của công nông.

B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.

C. Hình thức của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).

D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới

Đáp án: C

Câu 19. Tổ chức nào đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh?

A. Ban Chấp hành nông hội.

B. Ban Chấp hành công hội.

C. Hội phụ nữ giải phóng.

D. Đoàn thanh niên phản đế.

Đáp án: A

Câu 20. Chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh đã làm gì để xây dựng xã hội mới?

A. Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện quyền tự do dân chủ.

B. Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc phong kiến đặt ra, chia lại ruộng đất, giảm tô, xóa nợ.

C. Khuyến khích nông dân học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín.

D. Tất cả ý trên đúng.

Đáp án: D

..................

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 9, Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm