Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết môn Lịch sử 9 bài 29, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài. Tài liệu kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi dễ dàng hơn. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết sau đây.

A. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 29

I. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968)

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt", Mĩ chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ - được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn - lúc cao nhất (vào năm 1969) lên gần 1.5 triệu quân.

Dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, Mĩ vừa mới vào miền Nam đã cho quân mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ của quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô: đông - xuân 1965 - 1966 và 1966 -1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định".

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của

Nhân dân ta vẫn giành được thắng lợi bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương cùng với ý chí “quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”. Mở đầu là thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Mờ sáng 18 - 8 -1965, Mĩ huy động 9 000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường.

Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.

Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Sau trận Vạn Tường, khả năng chiến thắng Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của quân dân ta tiếp tục được chứng minh trong hai mùa khô.

Bước vào mùa khô thứ nhất (đông - xuân 1965 - 1966), với 720 000 quân (trong đó có 220 000 quân Mĩ), địch mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và Khu V, với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng.

Bước vào mùa khô thứ hai (đông - xuân 1966 - 1967), với lực lượng được tăng lên hơn 980 000 quân (riêng quân Mĩ và đồng minh chiếm hơn 440 000), Mĩ mở đợt phản công với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và "bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

Kết quả sau hai mùa khô, trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240 000 tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2700 máy bay, phá hủy hơn 2 200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3 400 ô tô.

Ở hầu khắp các vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”. Trong hầu khắp các thành thị, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Đến cuối năm 1967, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã có cơ quan thường trực ở các nước xã hội chủ nghĩa và ở một số nước khác. Cương lĩnh của Mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.

3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968)

Bước vào xuân 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử tổng thống ở Mĩ (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam mà trọng tâm là các đô thị nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị trong đêm 30 - rạng sáng 31-1-1968 (Tết Mậu Thân).

Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số 44 tinh, 4 trong số 6 đô thị lớn, 64 trong số 242 quận lị, ở hầu khắp các 'ấp chiến lược' các vùng nông thôn.

Tại Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đến tận các vị trí đầu não của địch như tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc lập. Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất...
Mặc dù có những tổn thất do thiếu sót trong chỉ đạo, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy có ý nghĩa to lớn, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh.

II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965 - 1968)

1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

Cuối năm 1964 đầu năm 1965, cùng với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam. Mĩ mở rộng chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

Ngày 5 - 8 - 1964, sau khi dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc như cửa sông Gianh (Quảng Bình), Vịnh Bến Thủy (Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hóa), thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh).

Ngày 7 - 2 - 1965, lấy cớ “trả đũa" việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plây-ku, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh - Quảng Trị)..., chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất).

Không quân và hải quân Mĩ tập trung ném bom các mục tiêu quân sự các đầu mối giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi, các khu đông dân.. Chúng ném bom cả trường học, nhà trẻ, bệnh viện, khu an dưỡng, đền, chùa và nhà thờ.

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất

Ngay từ ngày đầu Mĩ mở rộng chiến tranh, miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh: triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại về người và của.

Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, chú trọng phát triển nông nghiệp. Xây dựng kinh tế thời chiến theo hướng đó sẽ hạn chế được sự tàn phá của chiến tranh, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và đời sống của nhân dân từng địa phương.

Trên toàn miền Bắc dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước, thể hiện sáng ngời chân lí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

Trong hơn bốn năm (từ ngày 5 - 8-1964 đến ngày 1-11 -1968), miền Bắc bắn rơi, phá hủy 3 243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B52, 3 máy bay F111; loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn phi công; bắn cháy và bán chiếm 143 tàu chiến. Ngay 1-11-1968, Mĩ tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Trên mặt trận sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng.

Về nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã, nhiều địa phương đạt “Ba mục tiêu (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1 hécta diện tích gieo trồng trong 1 năm. Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc trên 1 hécta trong hai vụ, đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2 485 hợp tác xã.

Về công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân tán, sớm đi vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho chiến đấu và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng phát triển. Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

Giao thông vận tải là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của địch, nhưng ta vẫn bảo đảm giao thông thông suốt, đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam. Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi hậu phương sẵn sàng đáp lại “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (dọc theo dãy Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông từ tháng 5 - 1959, đã nối liền hậu phương với tiền tuyến.

Nhờ hai tuyến đường vận chuyển chiến lược trên, qua 4 năm (1965 - 1968), miền Bắc đã đưa hơn 300000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng: gửi vào miền Nam

hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam sau bốn năm đã tăng gấp 10 lần so với thời kì trước.

III. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hóa, chiến đấu chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969-1973)

1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa

Trên khắp miền Bắc dấy lên phong trào thi đua học tập, công tác, lao động sản xuất, nhằm trước hết khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa.

Về nông nghiệp, ta có một số chủ trương khuyến khích sản xuất. Chăn nuôi được đưa lên thành ngành chính. Các hợp tác xã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (được Hội nghị 12 nước họp ngay 2 - 3 - 1973 tại Pa-ri công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước. Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 29

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 29

Ngoài lý thuyết và giải bài tập sách giáo khoa Sử 9, VnDoc gửi tới các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 bài 29 cho các em tham khảo, luyện tập. Tài liệu dưới dạng trực tuyến cho các em trực tiếp trả lời và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.

Câu 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng nào?

A. Quân đội Mĩ, quân đội đồng minh và quân đội Sài Gòn.

B. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.

C. Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh.

D. Quân đội Sài Gòn và quân đội đồng minh.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn sử dụng vũ khí, hỏa lực của Mĩ.

Câu 2. Đại danh nào được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ?

A. Bình Giã. B. Vạn Tường. C. Chu Lai. D. Ba Gia.

Đáp án: B

Giải thích: (SGK – trang 143)

Câu 3. Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được thể hiện ở chỗ nào?

A. Quân Mĩ không ngừng tăng lên về số lượng.

B. Quân Mĩ vào cuộc chiến nhằm cứu vãn quân đội Sài Gòn.

C. Quân Mĩ cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng tham chiến.

D. Mục tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc.

Đáp án: D

Giải thích: Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được thể hiện ở chỗ Mĩ dồn toàn lực nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa đẩy mạnh chiến tranh bình định miền Nam vừa tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

Câu 4. Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968)?

A. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh và 4 đô thị.

B. Tiến công vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn.

C. Tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

D. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Đáp án: A

Giải thích: Ta chủ động tiến công địch vào thời điểm tết, mở đầu là cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị trong đêm 30 rạng sáng 31 – 1-1968, gây cho địch nhiều bất ngờ.

Câu 5. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968 tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?

A. Trận Vạn Tường (18/8/1965).

B. Chiến thắng mùa khô (1965-1966).

C. Chiến thắng mùa khô (1966-1967).

D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968).

Đáp án: D

Giải thích: Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) có ý nghĩa to lớn, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam, thừa nhận thất bại của Chiến lược Chiến tranh cục bộ, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc. Sau cuộc Tổng tiến công phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mĩ phát triển mạnh mẽ.

Câu 6. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì?

A. Đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”.

B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.

C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.

D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”.

Đáp án: C

Giải thích: Với việc kí kết Hiệp định Pa-ri buộc Mĩ phải rút quân đội khỏi Việt Nam, nhân dân ta đã đánh cho “Mĩ cút”. Đây là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến tới đánh cho “Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 7. Trong các điều khoản của Hiệp định Pari, điều khoản nào tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng miền Nam?

A. Mĩ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

C. Mĩ cam kết góp phần vào việt hàn gắn chiến tranh Việt Nam và Đông Dương.

D. các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù bị và dân thường bị bắt.

Đáp án: A

Giải thích: Mĩ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam. Với việc ký Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu "đánh cho Mỹ cút", tạo ra so sánh lực lượng mới, thuận lợi cho việc thực hiện tiếp mục tiêu "đánh cho ngụy nhào" hoàn thành giải phóng miền nam.

Câu 8. Nguyên nhân trực tiếp nào khiến Mĩ buộc phải kí vào hiệp định Pari (27/1/1973)?

A. Do dư luận thế giới đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.

B. Do đòi hỏi của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.

C. Do Mĩ không còn đủ sức can thiệp vào chiến tranh Việt Nam.

D. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Đáp án: D

Giải thích: Trận Điện Biên Phủ trên không là trận đánh quyết định của ta, đã buộc Mĩ phải trở lại Hội nghị Pa-ri và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1- 1973).

Câu 9. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?

A. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.

B. Thực hiện cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

C. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

D. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn

Câu 10. Điểm tương đồng giữa nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?

A. Các nước tham gia hội nghị công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.

B. Các bên ngừng bắn để thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

C. Các nước cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của Uỷ ban quốc tế.

Đáp án: C

Giải thích: (SGK – trang 154)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm