Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sử 9 bài 7: Các nước Mĩ-Latinh

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 7: Các nước Mĩ-Latinh tổng hợp phần lý thuyết cơ bản trong chương trình Lịch sử lớp 9 bài 7. Tài liệu giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài và vận dụng vào trả lời câu hỏi liên quan về Các nước Mĩ Latinh. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải Sử 9 bài 7

B. Lý thuyết Lịch sử bài 7

I. Những nét chung

- Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô (Bắc Mĩ) toàn bộ Trung và Nam Mĩ.

- Là vùng đất mới được phát hiện từ cuối thế kỉ XV, rất giàu về nông sản và khoáng sản.

- Thành phần dân cư ở Mĩ La-tinh rất đa dạng, bao gồm người di cư từ châu Âu tới, thổ dân da đỏ, những người từng là nô lệ được đưa đến từ châu Phi.

- Đa số nhân dân Mĩ La-tinh nói tiếng Tây Ban Nha. trừ Braxin nói tiếng Bồ Đào Nha. Chịu ảnh hưởng văn hoá Tây Ban Nha và nhiều nước châu Âu khác, cùng với sự hoà nhập các nền văn hoá châu Phi và thổ dân da đỏ. Tôn giáo ở Mĩ La-tinh chủ yếu là Thiên chúa giáo.

- Đầu thế kỉ XIX, nhân dân các nước Mĩ La-tinh đứng lên đấu tranh chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha và giành được độc lập

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh lại trở thành thuộc địa kiểu mới hoặc phụ thuộc vào Mĩ

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh phát triển mạnh mẽ được gọi là “Đại lục núi lửa”, mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu Ba 1959.

- Nhân dân các nước Mĩ La-tinh đã khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền độc tài phản động thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc - dân chủ.

- Từ những nước thuộc địa và tình trạng chậm phát triển đi lên, các nước Mĩ La-tinh đã thử nghiệm tất cả các mô hình kinh tế như chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược “Tự do đổi mới” với nội dung công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu, giảm vai trò nhà nước, tăng vai trò tư nhân, hoặc mô hình xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội như Cu Ba. Một số nước đã đạt trình độ phát triển khá cao như Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Bra-xin.

- Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được một số thành tựu về kinh tế, xã hội. Nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp khó khăn, căng thẳng, do Mĩ tăng cường chống lại phong trào cách mạng ở Grê-na-đa, Pa-na-ma uy hiếp và đe dọa cách mạng Ni-ca-ra-goa, tìm mọi cách phá hoại chế độ XHCN ở Cu Ba.

II. Cuba - Hòn đảo anh hùng

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 7: Các nước Mĩ-Latinh

- Trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, giành chính quyền về tay nhân dân cũng như xây dựng đất nước (nhất là sau khi Liên Xô tan rã), nhân dân Cuba đã gặp vô vàn khó khăn, những thất bại ban đầu. Với khí phách hiên ngang của một dân tộc anh hùng, nhân dân Cu Ba dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô đã vượt qua mọi khó khăn, vững bước tiến lên.

- Sau hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù bị Mĩ bao vây, cấm vận, nhân dân Cu Ba vẫn giành được nhiều thắng lợi to lớn: kinh tế phát triển, trình độ văn hoá, giáo dục, y tế... được nâng cao.

C. Trắc nghiệm Lịch sử bài 7

Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào?

A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha C. Mĩ D. Anh

Đáp án: C

Giải thích:

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh bị lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mĩ.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là:

A. Chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

C. Giai cấp địa chủ phong kiến.

D. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Đáp án: D

Giải thích:

Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới – các chính quyền độc tài phản động thân Mĩ.

Câu 3. Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh?

A. Chi-lê B. Ni-ca-ra-goa C. Bô-li-vi-a D. Cu-ba

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 1959, cách mạng nổ ra và giành thắng lợi ở Cu Ba đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Mĩ La-tinh.

Câu 4. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian nào?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án: D

Giải thích:

Những năm 60 đến những năm 80 của TK XX, đấu tranh vũ trang bùng nổ ở nhiều nước Mĩ La-tinh và trở thành “Lục địa bùng cháy”, lật đổ chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước, thành lập chính quyền dân tộc – dân chủ.

Câu 5. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?

A. Bãi công của công nhân.

B. Khởi nghĩa nông dân.

C. Đấu tranh vũ trang.

D. Đấu tranh chính trị.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức đấu tranh vũ trang ở nhiều nước: Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-oa,…

Câu 6. Sự kiện mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện nào?

A. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7”.

B. Phi-đen trở về nước.

C. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa.

D. Cuộc đấu tranh ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra.

Đáp án: C

Giải thích:

mở đầu cho giai đoạn mới của cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền là cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa ngày 26-7-1953 của 135 thanh niên yêu nước do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy => thất bại nhưng đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang mạnh mẽ.

Câu 7. Sau khi giành được độc lập, Cu-ba tiến hành xây dựng đất nước theo mô hình:

A.Chủ nghĩa xã hội

B. Tư bản chủ nghĩa.

C. Nhà nước cộng hòa.

D. Nhà nước liên bang.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau khi giành được độc lập, Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu. Tình hình đất nước có nhiều chuyển biến tích cực.

Câu 8. Phi-đen Cát-xtơ- rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?

A. Đất nước đã lật đổ chế độ độ tài Ba-tix-ta.

B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại biển Hi-rôn.

C. Bị Mĩ bao vây cấm vận.

D. Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.

Đáp án: B

Giải thích:

Tháng 4 – 1961, quân dân Cu-ba tiêu diệt đội quân 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn. Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Tổng thống Phi-đen tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu-ba?

A. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoài.

B. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.

C. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

Đáp án: D

Giải thích:

(SGK – trang 32)

Câu 10. Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào?

A. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba.

B. Mĩ không quan hệ ngoại giao với Cu-ba.

C. Nhanh chóng bình thường hóa quan hệ.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau chiến tranh Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận đối với Cu-ba.

................................................

Ngoài Lý thuyết Lịch sử 9, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Lịch sử 9, Lịch sử lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất,Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 8: Nước Mĩ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm