Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sử 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật tổng hợp phần lý thuyết cơ bản được học trong bài 12 Lịch sử 9, kèm câu hỏi trắc nghiệm, giúp các em nắm vững kiến thức được học, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả.

A. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 12

B. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 12

I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật

1. Nguồn gốc

- Yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. => Đặt ra những yêu cầu mới: công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới) đối với khoa học, kĩ thuật.

2. Thành tựu chủ yếu:

* Bảng thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại

(từ những năm 40 của Thế kỉ XX đến nay)

Lĩnh vựcThành tựu chủ yếu
Khoa học cơ bảnThu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hóa học, Sinh học.
Công cụ sản xuấtMáy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rô bốt
Năng lượng mớiNăng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió...
Vật liệu mớiPolime (chất dẻo)
"Cách mạng xanh"Tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực, thực phẩm
Giao thông vận tải và thông tin liên lạcMáy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo và phát sóng truyền hình hiện đại
Chinh phục vũ trụTàu vũ trụ, tàu con thoi, con người đặt chân lên Mặt trăng

II. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật

* Tích cực:

- Mang đến những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động.

- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.

- Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kì công nghiệp hoá.

- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật... ngày càng được quốc tế hoá cao.

* Tiêu cực:

- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt.

- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...).

- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 12

Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào?

A. Những năm 40 của thế kỉ XX.

B. Những năm 50 của thế kỉ XX.

C. Những năm 60 của thế kỉ XX.

D. Những năm 70 của thế kỉ XX.

Đáp án: A

Giải thích:

(SGK – trang 40)

Câu 2. Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Liên Xô

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 40)

Câu 3. Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là:

A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.

B. chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. công bố “Bản đồ gen người”.

D. phát minh ra máy tính điện tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX. Máy tính tạo nên những thay đổi căn bản cho thế giới và khả năng của loài người. Khả năng của máy tính không giới hạn ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Câu 4. “Bản đồ gen người” được công bố vào thời gian nào?

A. Tháng 6 – 2000

B. Tháng 4 – 2003

C. Tháng 3 – 1997

D. Tháng 6 – 1997

Đáp án: A

Giải thích:

Tháng 6 – 2000, “Bản đồ gen người” được công bố. Đó là kết quả nghiên cứu của nhà khoa học 6 nước: Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc sau 1 năm nghiên cứu. Đến tháng 4 – 2003, “Bản đồ gen người” mới được hoàn chỉnh.

Câu 5. Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp?

A. Vật liệu siêu bền

B. Vật liệu Nano

C. Vật liệu siêu dẫn

D. Polime

Đáp án: D

Giải thích:

Chất polime giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp.

Câu 6. Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

A. Chế tạo công sản xuất mới.

B. Những phát minh về công nghệ sinh học.

C. Cuộc “Cách mạng xanh”.

D. Chế tạo phân bón sinh học.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và những biện pháp lai tạo giống mới chống sâu bệnh đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người.

Câu 7. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?

A. Già hóa dân số

B. Sao chép con người

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Tai nạn lao động.

Đáp án: B

Giải thích:

Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại về mặt đạo đức như công nghệ sao chép con người.

Câu 8. Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật?

A. Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân.

B. Hàng hóa sản xuất ra nhiều dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạn, dịch bệnh,..

D. Nạn khủng bố gia tăng.

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 52)

Câu 9. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao động?

A. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.

C. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ giảm dần.

D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

Đáp án: B

Giải thích:

(SGK – trang 53)

Câu 10. Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Do sự bùng nổ dân số.

B. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người.

C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí.

D. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người nhất là trong tình hình bùng nổ dân số và sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

.........................

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
24
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 9

    Xem thêm