Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Văn Quế Lịch Sử

Hãy nêu nét chung về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa

sau: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

5
5 Câu trả lời
  • Gấu Bắc Cực
    Gấu Bắc Cực

    a) Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

    - Nguyên nhân trực tiếp

    + Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.


    + Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.


    - Nguyên nhân gián tiếp

    + Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.

    b) Kết quả:

    - Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.

    - Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

    c) Ý nghĩa:

    - Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.


    - Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.


    - Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 06/03/23
    • Minh Thong Nguyen ...
      Minh Thong Nguyen ...

      a) Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Bà Triệu


      Do chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều địa nhà Ngô.

      b) Kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu


      - Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bị đàn áp dã man.

      - Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).

      c) Ý nghĩa:

      - Là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

      - Đây là một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ và rộng lớn nhất. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ngay trong thời kỳ bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh và đang có dã tâm đồng hóa dân ta.

      Có thể nói, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là sự kết tinh của chặng đường đấu tranh không ngừng nghỉ, mệt mỏi của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã để lại những bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng, về phương thức đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

      Trả lời hay
      2 Trả lời 06/03/23
      • Chuột nhắt
        Chuột nhắt

        a) Nguyên nhân khởi nghĩa Lý Bí là gì?


        Nguyên nhân dẫn đến cuộc KN Lý Bí là do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương với nhân dân Giao Châu. Chúng thực hiện chính sách phân biệt đối xử với người Việt, nhân dân phải chịu tô thuế nặng nề khiến đời sống dân khổ cực.

        Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các châu để dễ cai trị, các chức vụ quan trọng được những người thuộc tôn thất nhà Lương hoặc những người trong dòng họ lớn nắm giữ, còn người Việt chỉ giữ những chức vụ nhỏ, không được tham gia vào việc cai quản.

        Thứ sử Tiêu Tư ở Giao Châu tăng cường bóc lột của cải của nhân dân bằng cách đưa ra nhiều thứ thuế vô lý bắt người dân phải thực hiện, dẫn đến sự oán thán của dân.

        b) Kết quả:

        - Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngôi làm hoàng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.


        - Lý Nam Đế xây dựng triều đình mới với 2 ban: ban văn và ban võ. Ban võ do Phạm Tu đứng đầu, ban văn do Tinh Thiều. Đây được coi là 2 cánh tay đắc lực giúp vua cai quản mọi việc.

        c) Ý nghĩa:

        - Ý nghĩa lớn nhất của cuộc KN Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.

        - Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.

        - Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh, tinh thần anh dũng chiến đấu của nghĩa quân.

        - Quân ta luôn trong thế chủ động đánh giặc, có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.

        - Nghĩa quân luôn giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, sự đoàn kết trong toàn quân, giữ quân và dân.

        Trả lời hay
        2 Trả lời 06/03/23
        • 1m52
          1m52

          Tham khảo nguyên nhân, kết quả và diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan https://vndoc.com/khoi-nghia-mai-thuc-loan-226293 và Phùng Hưng tại https://vndoc.com/khoi-nghia-phung-hung-256608

          Trả lời hay
          1 Trả lời 06/03/23
          • Văn Quế
            Văn Quế

            Mong mọi người giúp đỡ cho ạ

            0 Trả lời 06/03/23

            Lịch Sử

            Xem thêm