Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Tгầи Miин Qцâи Lịch Sử

Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ phân biệt chủng tộc A Pác Thai ở Nam Phi

Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ phân biệt chủng tộc A Pác Thai ở Nam Phi?

3
3 Câu trả lời
  • Bảo Ngân
    Bảo Ngân

    Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được gây ra bởi Đảng Quốc gia, một chính phủ toàn người da trắng thực thi chính sách phân biệt chủng tộc mạnh mẽ thông qua luật pháp. Đạo luật này được gọi là phân biệt chủng tộc và có nguồn gốc từ những năm 1913 Đạo luật đất đai sau khi Nam Phi độc lập.

    Chế độ Apartheid buộc những người Nam Phi không da trắng, chiếm đa số dân số, phải sống trong các khu vực tách biệt với người da trắng và sử dụng các phương tiện công cộng riêng biệt. Hai nhóm đã hạn chế liên lạc với nhau và mặc dù có sự phản đối gay gắt từ các quốc gia khác, chế độ phân biệt chủng tộc đã tồn tại trong gần 50 năm.

    Mãi đến năm 1991, luật mới bắt đầu bị bãi bỏ. Nelson Mandela đã phải ngồi tù 27 năm và cuối cùng khi được trả tự do vào năm 1990, ông đã giúp chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Nam Phi cũng bị cộng đồng quốc tế buộc phải ngừng luật phân biệt chủng tộc. Đã có các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận bắt buộc.

    Năm 1994, đó là sự kết thúc của chế độ phân biệt chủng tộc. Một cuộc bầu cử năm đó đã dẫn đến một chính phủ liên minh chiếm đa số không phải da trắng. Điều này trùng hợp với việc tạo ra một hiến pháp mới thúc đẩy tất cả các nhóm chủng tộc và bãi bỏ Đạo luật Đăng ký Dân số. Mặc dù người Nam Phi còn một chặng đường dài để thống nhất đất nước và xóa bỏ ranh giới chủng tộc, nhưng họ đã vĩnh viễn thoát khỏi nạn phân biệt chủng tộc.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 09/03/23
    • Vợ nhặt
      Vợ nhặt

      Đâu là nguyên nhân của não trạng ‘phân biệt chủng tộc’? Có một hiện tượng đáng chú ý là khi một nhóm người bị khinh miệt, chính họ lại có nguy cơ gia tăng lòng phân biệt chủng tộc đối với các nhóm thấp kém hơn, như một cách tự nâng mình lên để giải toả sự ẩn ức. Nhưng nhìn chung, có thể nói nguyên nhân chính yếu khiến người ta dễ khinh thường người khác hay dân tộc khác là vì họ cho rằng mình thông mình hơn, tài giỏi hơn, dân tộc mình tiến bộ hơn, văn minh hơn.

      Nhưng liệu thật sự có phải có những dân tộc thông minh thượng đẳng bên cạnh những dân tộc thấp kém trí tuệ? Có lẽ những bước phát triển của công nghệ đã khiến người ta loá mắt, và sự giải thích sai lầm trong quá khứ của thuyết tiến hoá và ngành di truyền học đã gây ra một tâm thức chung rằng những dân tộc nào còn sơ khai về khoa học và công nghệ chính là những dân tộc có gen di truyền kém cỏi hơn về trí tuệ. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nhân loại ở tầm mức đủ xa và đủ rộng, đến cả trước thời gian xuất hiện chữ viết (cách nay tầm 5000 năm), chắc hẳn chúng ta sẽ có quan niệm khác. Như nhà nghiên cứu nổi tiếng Jared Diamond đã chỉ ra, không hề có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy có sự khác biệt về khả năng trí tuệ ở tầm mức sinh học giữa các dân tộc trên thế giới. Nói cách khác, về cơ bản chẳng có dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào. Sự khác biệt về tiến bộ khoa học kỹ thuật không đến từ yếu tố di truyền chủng tộc, mà từ các điều kiện tự nhiên và diễn trình lịch sử, đúng như nhận xét xác đáng của Jared Diamond trong Súng, vi trùng và thép: “nguyên nhân nằm ở những ngẫu nhiên về địa lý và địa sinh học, cụ thể là sự khác biệt giữa hai lục địa [châu Âu và châu Phi] về diện tích, trục chính, chủng loại cây dại và thú hoang ở đó… Diễn trình lịch sử của mỗi dân tộc một khác, đấy là do những khác biệt giữa môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải do những khác biệt sinh học giữa bản thân các dân tộc đó.”
      Còn thế nào là văn minh, thế nào là tiến bộ? Tiêu chuẩn văn minh – tiến bộ lại do chính những người, những nước có sức mạnh về quân sự và khoa học kỹ thuật phát triển tự đặt ra. Vì vậy, thước đo căn bản của loại văn minh này chính là những bước tiến về khoa học công nghệ của một nhóm người, vốn kéo theo cấu trúc xã hội và hệ thống luật lệ để vận hành, cùng những gì tích hợp theo nó mà chúng ta có thể gọi chung là ‘văn hoá’. Chắc hẳn rằng cái hệ thống được xây đắp qua bao nhiêu thế kỷ đó có nhiều giá trị xứng đáng được gọi là văn minh. Nhưng liệu rằng những giá trị khác ngoài nó không được gọi là văn minh ư? Nói cho cùng, thước đo cho trí tuệ văn minh và khôn ngoan đích thật của con người phải thể hiện ở ‘chất lượng cuộc sống’, qua những yếu tố căn bản: hiểu biết và hài hoà với thiên nhiên, tương quan tốt lành với tha nhân, phát triển tính tự do và lòng thiện tâm (hay đời sống thiêng liêng nói chung). Xét trên nền tảng này, liệu chúng ta có gì hơn khi so sánh với những sắc dân sơ khai về mặt công nghệ, với những nhóm người có đời sống còn mang tính ‘săn bắt hái lượm’ và có cấu trúc xã hội kiểu bộ lạc? Liệu ta còn dám lớn tiếng tự khen mình là ‘văn minh’, khi nhìn lại sự lệ thuộc của mình vào cấu trúc xã hội hiện đại, vào những lối sống bị kiểm soát bởi công nghệ, những tội ác giết hại giữa con người với nhau, và một môi trường bị huỷ hoại?

      0 Trả lời 08/03/23
      • Haraku Mio
        Haraku Mio

        ok

        0 Trả lời 09/03/23

        Lịch Sử

        Xem thêm