Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khó khăn có thể gặp phải khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Khó khăn có thể gặp phải khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường? là câu hỏi bài tập cuối khóa Mô đun 4 Tiểu học. Câu trả lời sau đây giúp các thầy cô hoàn thành tốt chương trình tập huấn bồi dưỡng giáo viên Module 4.0.

1. Các thầy/cô cho biết khó khăn có thể gặp phải khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?

Đáp án

  • Việc đóng góp ý kiến: Khi thực hiện KHGD của nhà trường nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp GV thường có tâm lí chịu đựng hoặc tự tìm cách khắc phục nhưng không góp ý với lãnh đạo vì tâm lí e dè, sợ lãnh đạo này kia kia nọ .. Nên khi hỏi ý kiến về KHGD họ thường bảo "Thầy/cô đã làm quá tuyệt vời! và không có ý kiến gì thêm" để tránh bị dìm.
  • Hiện tại HS có vấn đề đều muôn lỗi tại GV, chính vì vậy GV thường âm thầm chịu đựng, ít có sự tương tác với các lực lượng phối hợp vì chưa biết có được giúp đỡ tích cực hay không hay trở thành trung tâm tội đồ. Khi nào môi trường sư phạm, môi trường xã hội gạt bỏ được hai tâm lí trên của Gv thì mới có điều kì diệu xảy ra.

2. Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

Để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường đúng chuẩn, HoaTieu.vn đã sưu tầm và tổng hợp những kinh nghiệm để giới thiệu đến các thầy cô. Nếu thầy cô có tài liệu liên quan hay quan điểm riêng, hãy góp ý cho HoaTieu.vn để cùng hoàn thiện nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường tốt nhất. Sau đây mời thầy cô tham khảo những kinh nghiệm xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường để khắc phục những khó khăn có thể gặp phải tại phần một bài viết.

- Một là, cập nhật đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học, triển khai nghiêm túc tới cán bộ giáo viên.

- Hai là, tập trung đánh giá phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, đầu cấp học để có biện pháp điều chỉnh trong việc phân công giảng dạy, xây dựng kế hoạch dạy học theo từng môn học, từng khối lớp đảm bảo.

- Ba là, nhà trường có sự phân công giảng dạy, phân công chủ nhiệm hợp lý và giao khoán "sản phẩm" cho tới khi HS ra trường (dạy đuổi và chủ nhiệm đuổi) nhằm mục đích: GVCN, GVBM nắm bắt rõ được đối tượng dạy học, giáo viên bộ môn được giao khoán "sản phẩm" và chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trong suốt khóa học (trừ một số trường hợp cần phải điều chỉnh).

- Bốn là xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phải bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, điều kiện thực hiện của mỗi nhà trường. Tránh lập kế hoạch chung chung, không phù hợp với điều kiện thực tế.

- Năm là, chú trọng tới việc xây dựng và xác định mục tiêu của bài học, môn học sát với đối tượng. Một trong những thành tố quan trọng trong kế hoạch dạy học là xây dựng mục tiêu cần đạt được của một bài học (môn học) phù hợp.

- Sáu là, chú trọng việc hướng dẫn học sinh cách học, học bài ở nhà. Định hướng nội dung kiểm tra nội dung học sinh chuẩn bị bài cũ của HS trong các tiết học tiếp theo.

- Bảy là, trong kế hoạch dạy học theo môn học, tập trung xây dưng phân phối chương trình theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó chú ý loại bỏ thông tin cũ, lạc hậu, cập nhật, bổ sung các thông tin mới phù hợp, phát hiện và xử lý các nội dung khó, hàn lâm không còn phù hợp với năng lực học sinh. Ngoài việc giảng dạy kiến thức bộ môn cấp học, cần bổ sung thêm một số kiến thức THCS mà học sinh còn yếu nhất là đối với bộ môn KHTN.

- Tám là, chú trọng xây dựng kế hoạch ôn thi TN THPT theo từng môn, đây cũng công việc quan trọng quyết định đến chất lượng ôn thi TN THPT. Việc bố trí đội ngũ giáo viên tham gia ôn luyện TN, ĐH,CĐ được nhà trường lựa chọn cẩn thận là những giáo viên tâm huyết, có kinh nghiệm giảng dạy, có năng lực chuyên môn.

- Chín là chú trọng việc xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề, kết hợp với các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài trời, giáo dục kiến thức thường thức cần thiết cho các em học sinh như Luật giao thông đường bộ...

Đáp án Môn đun 4 các câu hỏi khác

Đáp án Mô đun 4 các môn học

VnDoc liên tục cập nhật các câu hỏi và đáp án của chương trình bồi dưỡng giáo viên Tiểu học Mô đun 4 cho các thầy cô tham khảo. Các thầy cô tham khảo chuyên mục Dành cho giáo viên để có các tài liệu hay và hấp dẫn nhé.

Đánh giá bài viết
1 4.936
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm