Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học nhằm những mục đích gì?

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học nhằm những mục đích gì? Đây là câu hỏi có trong tài liệu tập huấn Mô đun 4. Để trả lời được câu hỏi này, mời các bạn tham khảo đáp án dưới đây để hoàn thành Bài tập cuối khóa module 4.0.

1. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học nhằm những mục đích gì?

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học nhằm đạt tới các mục đích sau:

a) Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học

- Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành. Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học của các cấp có thẩm quyền, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục là kế hoạch thực hiện chương trình môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình môn học hoạt động giáo dục; phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh. Hằng năm, Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch thời gian này để tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; đảm bảo giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện ; nguồn học liệu và thiết bị dạy học ; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế.

- Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết. Căn cứ vào kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục được tổ chuyên môn thống nhất đề xuất và đã được Hiệu trưởng phê duyệt, giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo Phụ lục 3.

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng địa phương điều kiện thực hiện của mỗi nhà trường. Kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm đ áp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thời gian năm học của địa phương và các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục .

Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở GDĐT sẽ b an hành văn bản chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện của địa phương; k ịp thời khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhằm tạo sự lan tỏa tích cực việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường tại địa phương.

Phòng GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường tại các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn; k ịp thời có hình thức khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phát hiện khó khăn và có các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn phù hợp để thực hiện hiệu quả; tổng hợp ý kiến của các cơ sở giáo dục tiểu học về các nội dung liên quan và báo cáo S ở GDĐT trong quá trình thực hiện.

Cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; phê duyệt kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; kịp thời phát hiện khó khăn và có các biện pháp xử lý phù hợp, linh hoạt để thực hiện hiệu quả, tổng hợp ý kiến của các tổ chuyên môn và báo cáo Phòng GDĐT trong quá trình thực hiện tại đơn vị. /.

3. Nội dung trong kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học

Nội dung trong kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học thường bao gồm các mục sau đây:

- Mục tiêu giáo dục: Trình bày mục tiêu giáo dục chung của nhà trường cùng với mục tiêu giáo dục cho từng khối lớp hoặc môn học cụ thể.

- Định hướng giáo dục: Nêu rõ định hướng giáo dục của trường trong năm học đó, bao gồm việc xác định các giá trị cốt lõi, phương pháp giảng dạy, và các hoạt động giáo dục khác.

- Đánh giá, đo lường và đề xuất cải tiến: Đưa ra kế hoạch đánh giá, đo lường kết quả học tập của học sinh và các hoạt động giáo dục khác, đồng thời đề xuất các cải tiến, điều chỉnh để cải thiện chất lượng giáo dục.

- Thời gian và phương pháp giảng dạy: Xác định thời gian, phương pháp và nội dung giảng dạy cho từng khối lớp hoặc môn học cụ thể, đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình giảng dạy và đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

- Kế hoạch phát triển chuyên môn: Nêu rõ các hoạt động phát triển chuyên môn cho giáo viên nhằm nâng cao năng lực giảng dạy và chăm sóc học sinh tốt hơn.

- Kế hoạch quản lý và tổ chức: Đưa ra kế hoạch quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục, kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả học tập của học sinh cho phụ huynh.

- Hoạt động ngoại khóa: Xác định các hoạt động ngoại khóa, bao gồm các chương trình hoạt động đồng hành với học sinh để phát triển toàn diện cho học sinh.

- Ngân sách: Đưa ra kế hoạch ngân sách cho các hoạt động giáo dục và ngoại khóa trong năm học đó.

4. Câu hỏi và đáp án module 4 khác

5. Đáp án trắc nghiệm Mô đun 4 các môn khác

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm