Lý thuyết Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức bài 9
Lý thuyết GDCD 8 bài 9: Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có toàn bộ nội dung và câu hỏi trắc nghiệm có trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
A. Lý thuyết GDCD 8 bài 9
1. Phân loại, nguy cơ, hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến các sự cố như tai nạn vũ khí, cháy, nổ và ngộ độc hóa học.
- Bao gồm việc sử dụng thiết bị điện không đúng cách, sử dụng nguyên liệu xây dựng có khả năng cháy nổ cao, thiếu trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đầy đủ và hiệu quả, sử dụng thiết bị điện kém chất lượng và cất giấu vũ khí trong nhà.
- Thời tiết nóng bức kéo dài cũng làm tăng nguy cơ cháy, nắng nóng càng khiến mối đe dọa này trở nên nghiêm trọng hơn. Việc chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng cách cũng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
→ Việc cẩn trọng và đề phòng các nguy cơ này là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho mọi người trong gia đình.
2. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Pháp luật Việt Nam đã đưa ra các quy định chặt chẽ về việc giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại khác. Theo đó, cắm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép các loại chất độc hại là hành vi bị nghiêm cấm.
- Chỉ những cơ quan, tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng các chất này.
- Việc sử dụng các loại chất này cũng phải tuân thủ các quy định về an toàn, bảo quản, chuyên chở và huấn luyện về chuyên môn.
- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm đảm bảo đủ phương tiện cần thiết để thực hiện việc bảo quản, chuyên chở và sử dụng các loại chất này an toàn.
- Việc sử dụng các loại chất độc hại cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về tai nạn vũ khí, cháy, nổ, ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người. Do đó, việc thực hiện các quy định pháp luật về việc sử dụng chất độc hại là cần thiết và quan trọng, giúp đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường sống.
3. Trách nhiệm của công dân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Pháp luật Việt Nam có quy định chặt chẽ về việc cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại.
- Những cơ quan, tổ chức và cá nhân muốn sử dụng những vật phẩm này cần phải có sự cho phép và nhiệm vụ của Nhà nước.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về bảo quản, chuyên chở và sử dụng an toàn các vật phẩm này.
- Huấn luyện về chuyên môn và trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết để đảm bảo an toàn.
- Công dân cũng có trách nhiệm trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Cần tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến việc này.
- Tích cực tuyên truyền và vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh để thực hiện tốt các quy định này.
- Khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm, công dân cần tố cáo để giúp bảo vệ an toàn cho chính họ và cả xã hội.
Sơ đồ tư duy Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
B. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 9
Câu 1: "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy" là ngày nào sau đây?
A. Ngày 10 tháng 4 hàng năm.
B. Ngày 14 tháng 10 hàng năm.
C. Ngày 14 tháng 4 hàng năm.
D. Ngày 4 tháng 10 hàng năm.
Đáp án đúng: D
Giải thích:
"Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy" diễn ra vào ngày 4 tháng 10 hàng năm do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC vào năm 1961
Câu 2: Mỗi học sinh cần làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Tự giác tìm hiểu và thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
B. Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định đó.
C. Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định đó.
D. Tất cả những đáp án trên.
Đáp án đúng: D
Câu 3: Nhà nước nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng xăng, dầu, ga.
C. Sử dụng các chất độc hại để đầu độc người khác.
D. Tuyên truyền mọi người thực hiện các quy định phòng cháy chữa cháy.
Đáp án đúng: C
Giải thích:
Sử dụng các chất độc hại để đầu độc người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quy vào tội giết người. Tòa án có thẩm quyền tùy vào mức độ nghiệm trọng của vụ án sẽ quyết định hình phạt cho người này.
Câu 4: Những hành vi nào sau đây cần phải tránh để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?
A. Hút thuốc vứt tàn thuốc ra xung quanh.
B. Đốt nương làm rẫy.
C. Cưa bom, mìn để lấy thuốc nổ.
D. Tất cả đáp án trên.
Đáp án đúng: D
Câu 5: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào sau đây?
A. Tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
B. Sản xuất, tàng trữ, mua bán và đốt pháo nổ.
C. Cưa bom, mìn, đạn để lấy thuốc súng, sắt phế liệu.
D. Chơi nghịch với vũ khí, bom, mìn hoặc vật liệu nổ.
Đáp án đúng: A
Câu 6: Tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại đã gây ra hậu quả gì?
A. Tệ nạn xã hội.
B. Con người bị tàn phế, mất khả năng lao động.
C. Mất trật tự an ninh công cộng.
D. B, C đúng.
Đáp án đúng: D
Câu 7: Những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được phép sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy và các chất độc hại?
A. Tất cả mọi người đều được dung.
B. Cơ quan nào cũng được dung.
C. Cơ quan tổ chức các nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng: C
Giải thích:
Chỉ những cơ quan tổ chức các nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy và các chất độc hại. Trường hợp tự ý sử dụng trái phép khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Câu 8: Khi có cháy nổ xảy ra, chúng ta cần gọi đến đầu số nào sau đây?
A. 113.
B. 114.
C. 115.
D. 119.
Đáp án đúng: B
Giải thích:
+ 113: Là đầu số gọi cảnh sát hoặc công an khi có việc liên quan đến an ninh trật tự.
+ 114: Là đầu số gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
+ 115: Là đầu số gọi cấp cứu về y tế.
+ 119: Là một con số gọi khẩn cấp để yêu cầu một xe cứu hỏa hoặc xe cứu thương trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 9: Dầu hỏa là
A. chất độc hại.
B. chất cháy.
C. chất nổ.
D. vũ khí.
Đáp án đúng: B
Câu 10: Hành vi, việc làm nào sau đây KHÔNG vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Cưa bom, đạn pháp chưa nổ để lấy thuốc nổ.
B. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ.
C. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.
D. Đốt rừng trái phép.
Đáp án đúng: C
Giải thích:
Theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, tại Điều 17 quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khai trương. Tuy nhiên, những cơ quan, tổ chức, cá nhân này khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua tại các tổ chức doanh nghiệp được phép kinh doanh và sản xuất.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức bài 10
Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 9: Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm GDCD lớp 8 Chân trời sáng tạo và Giáo dục công dân 8 Cánh diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.