Lý thuyết Sinh học 7 bài 13: Giun đũa
Lý thuyết Sinh học 7 bài 13: Giun đũa hệ thống kiến thức được học trong chương trình Sinh học 7 kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Tài liệu không chỉ giúp các em ghi nhớ lý thuyết mà còn biết vận dụng làm các bài tập liên quan được tốt hơn. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Bài: Giun đũa
Lý thuyết Giun đũa
Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật
1. Cấu tạo ngoài
- Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm
- Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong
- Con cái: to, dài
- Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ
2. Cấu tạo trong và di chuyển
* Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển
- Có khoang cơ thể chưa chính thức:
- Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn
- Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc
* Di chuyển
- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế
- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh
3. Dinh dưỡng
- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn
- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều
→ Nhờ đặc điểm đầu nhọn và có khả năng di chuyển (cong, duỗi cơ thể), giun đũa chui được vào ống mật, gây tắc ống mật.
4. Sinh sản
* Cơ quan sinh sản
- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống
- Con đực: 1 ống
- Con cái: 2 ống
- Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng, lẫn vào phân người
* Vòng đời giun đũa
Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi…), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi, mật rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy
→ Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống để ngăn chặn con đường xâm nhập của giun vào trong cơ thể. Tẩy giun định kì để diệt giun đũa, hạn chế số lượng trứng.
Trắc nghiệm bài Giun đũa
Câu 1: Trong cơ thể người, giun đũa thường kí sinh ở
A. Máu
B. Ruột non
C. Cơ bắp
D. Gan
Câu 2: Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?
A. Đường tiêu hóa.
B. Đường hô hấp.
C. Đường bài tiết nước tiểu.
D. Đường sinh dục.
Câu 3: Số lượng trứng mà giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng
A. 2000 trứng.
B. 20000 trứng.
C. 200000 trứng.
D. 2000000 trứng.
Câu 4: Cơ thể giun đũa trưởng thành dài
A. 5cm
B. 15cm
C. 25cm
D. 35cm
Câu 5: Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Trứng giun đũa theo …(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây.
A. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.
B. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.
C. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.
D. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già.
Câu 7: Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ dọc kém phát triển.
B. Không có cơ vòng.
C. Giác bám tiêu giảm.
D. Đầu nhọn.
Câu 8: Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?
A. Lớp vỏ cutin
B. Di chuyển nhanh
C. Có hậu môn
D. Cơ thể hình ống
Câu 9: Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người?
A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.
B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.
D. Ý A và B đều đúng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về giun đũa là đúng?
A. Có lỗ hậu môn.
B. Tuyến sinh dục kém phát triển.
C. Cơ thể dẹp hình lá.
D. Sống tự do.
Câu 11: Cấu tạo cơ thể nào giúp giun đũa chui rúc di chuyển dễ dàng trong môi trường kí sinh?
A. Ruột thẳng
B. Có hậu môn
C. Có lớp vỏ cutin
D. Có lớp cơ dọc
Câu 12: Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là
A. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.
B. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.
C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.
D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.
Câu 13: Giun đũa sinh sản bằng
A. Thụ tinh ngoài
B. Thụ tinh trong
C. Sinh sản vô tính
D. Tái sinh
Câu 14: Tác hại của giun đũa kí sinh
A. Suy dinh dưỡng
B. Đau dạ dày
C. Viêm gan
D. Tắc ruột, đau bụng
Câu 15: Giun đũa loại các chất thải qua
A. Huyệt
B. Miệng
C. Bề mặt da
D. Hậu môn
Đáp án
Câu 1: B | Câu 2: A | Câu 3: C | Câu 4: C | Câu 5: C | Câu 6: A | Câu 7: D | Câu 8: A |
Câu 9: D | Câu 10: A | Câu 11: D | Câu 12: B | Câu 13: B | Câu 14: D | Câu 15: D |
.......................
Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 7, VnDoc giới thiệu Chuyên mục Lý thuyết Sinh học 7 hệ thống những phần nội dung chính quan trọng được học trong mỗi bài, bên cạnh đó là những câu hỏi vận dụng đi kèm để các em dễ dàng ghi nhớ bài học. Mời các em theo dõi chuyên mục để có cho mình những tài liệu hay, hữu ích phục vụ cho quá trình học tập được tốt hơn. Chúc các em học tốt.
Ngoài tài liệu Lý thuyết Sinh học 7 bài 13: Giun đũa mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7 mới nhất được cập nhật.