Lý thuyết Toán lớp 6: Tính chất của phép nhân
Lý thuyết Tính chất của phép nhân
Lý thuyết Toán lớp 6: Tính chất của phép nhân bao gồm các ví dụ và các bài giải bài tập chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6 Số học Chương 2, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Tóm tắt lý thuyết Tính chất của phép nhân Toán lớp 6
1. Tính chất giao hoán: a.b = b.a
Ví dụ: 2.(-3) = (-3).2 = -6
2. Tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)
Ví dụ: [9.(-5)].2 = 9.[(-5).2] = 9.(-10) = -90
Chú ý:
• Nhờ tính chất kết hợp, ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm,…số nguyên.
Chẳng hạn a.b.c = (a.b).c = a.(b.c)
• Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.
• Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và ký hiệu như số tự nhiên).
Ví dụ: (-2).(-2).(-2) = (-2).3
Nhận xét: Trong một tích các số nguyên khác 0:
• Nếu có một số chẵn thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “+”.
• Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “–”.
3. Nhân với số 1: a.1 = 1.a
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b + c) = ab + ac
Chú ý: Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a.(b - c) = ab - ac
Ví dụ:
Ta có: 2.(2 + 4) = 4 + 8 = 12
4. (7 - 3) = 28 - 12 = 16
Bài tập Tính chất của phép nhân Toán lớp 6:
- Bài tập toán lớp 6 - Số nguyên
- Ôn tập chương II: Số nguyên - Toán 6
- Giải bài tập trang 95, 96 SGK Toán lớp 6 tập 1: Tính chất của phép nhân
- Giải bài tập SBT Toán 6 bài 12: Tính chất của phép nhân
Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Toán lớp 6: Tính chất của phép nhân, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.